Nhật Bản võ thuật thần diệu ký, tuyển tập các giai thoại về kiếm khách, võ nghệ giả Nhật Bản được văn hào Nakazato Kaizan biên soạn. Bản dịch Việt văn thuộc quyền sở hữu của Gokuraku Shujō.

柳生三嚴

 宗矩の子十兵衛三嚴(一に宗三)は父に劣らぬ名人であつた、若い時微行を好み、京都粟田口を夜半にたゞ一人通つた處、強盗が數十人出て來て各々拔刀を携げて、
 「命惜しくば衣服大小渡して通れ。」
 と罵りかゝつた、三嚴は静かに羽織を脱ぎにかゝると盗賊共は着物を脱いで渡すつもりだらうと心得て近々に寄るところを十兵衛はまづ一人を手の下に斬り伏せた。
 「こは曲者よ。」
 と賊共一度に斬つてかゝる、輕捷無双の三嚴は或は進み或は退き、四方に當つて戰つたが、太刀先に廻る者は悉く薙倒され遂に十二人まで命を落したにより、殘る者共今は叶はじと逃げ去つた。
 三嚴或時、さる大名のもとで劍術をもつて世渡りする浪人を一人紹介された事がある、その時、右の浪人が、
 「憚りながら一手お立合ひ下され候わば光榮の至。」
 と所望した、三嚴はそれを承知し各々木刀をもつて立合つて打合はれたが相打ちであつた。
 「今一度。」
 と浪人が所望したので、また三嚴が承知して立ち上ると又相打ちであつた、その時三嚴が浪人に向ひ、
 「見えたか。」
 といつた、その心はつまり勝負が見えたか、どうだ恐れ入つたらうといふ意味である。
 それを聞いて浪人が、大いに怒つて、
 「兩度とも相打ちでござる。」
 といつた、三嚴こんどは主人の方に向つて、
 「如何に見られたるか。」
 と問いかけた處が、主人も、
 「如何にも浪人の申す通り相打ちとお見受け申した。」
 この挨拶であつた、すると三嚴は、
 「この勝負が見分けられないやうでは、どうも仕方がない。」
 といつて座に着いた、浪人は愈々せき立つて、
 「さらば眞劍にてお立合ひ下されたし。」
 と迫つて來た、三嚴冷然として、
 「二つなき命である、眞劍立合ひ要らぬこと、やめにせられよ。」
 といひきる、浪人愈々いきり立つて、
 「さ樣に仰せられては拙者明日より人前へは立て申されませぬ、是非々々お立合ひ下さるべし。」
 と地團太を蹈んで躍り立つた、それを聞くと三嚴は静かに眞劍をさげて下り立ち、
 「いざ來られよ。」
 浪人もまた長劍を拔いて立合ふや前二回の木刀の時と同じ形に斬り結んだが浪人は肩先き六寸ばかり斬られて二言ともなく斃れた、三嚴は無事に座に歸つて主人に向ひ衣服をくつろげて見せると着用の黒羽二重の小袖下着の綿まではきつ先き外れに斬り裂かれたが下着の裏は殘つてゐた、主人に之を示して三嚴がいふよう、
 「すべて劍術の届くと届かざるとは半寸一寸の間にあるものでござる、單に勝つだけならば如何樣にしても勝つことは出來ようけれど最初から申した處の違ひないことを御覧に入れる爲に斯樣に不憫な事をいたしてござる。」
 といはれた、主人は感じかつ驚いた、柳生流を學ぶ者のうちにも殊にこの人は重兵衛殿といはれて仰ぎ尊ばれた名人である。

(撃劍叢談)


Yagyū Mitsuyoshi

Con trai của Yagyū Munenori là Mitsuyoshi Jūbei cũng là một cao nhân kiếm thuật không hề thua kém phụ thân của mình, thời còn trẻ thích đi vi hành. Một lần nọ một mình đi qua cửa Awata-guchi ở Kyōto thì có mấy chục tên đạo tặc tuốt gươm xông đến doạ

- Nếu tiếc cái mạng thì hãy bỏ ý phục và hai thanh kiếm lại đây rồi cút đi.

Mitsuyoshi lặng lẽ cởi áo khoát ngoài, bọn đạo tặc tưởng là Jūbei định cởi ra đưa cho chúng, khi vừa tiến lại gần thì một tên đã bị chém chết tại chỗ.

- Thằng khốn kiếp!

Bọn trộm cướp xông vào chém nhưng Mitsuyoshi nhanh thoăn thoắt, lúc tiến lúc thoái, dương đông kích tây xoay bốn phía, múa mũi kiếm mà chém chết mười hai đứa. Bọn tặc còn lại cả sợ thấy không địch lại liền chuồn mất.

Một lần nọ Mitsuyoshi được giới thiệu một võ sĩ giang hồ dùng kiếm thuật làm cái nghề độ nhật ở chỗ một vị chúa nọ. Lúc này võ sĩ giang hồ kia mới khẩn khoản

- Tiểu sinh tuy tài hèn đức kém nhưng nếu được đấu với ngài một chiêu thì thật là vinh hạnh cả đời.

Mitsuyoshi đồng ý, cả hai cùng mang mộc kiếm ra đấu nhưng kết quả lại hòa vì xuất chiêu cùng lúc.

- Xin lại một lần nữa.

Võ sĩ giang hồ xin được đấu lại, Mitsuyoshi đồng ý, nhưng lại hòa lần nữa. Lúc này Mitsuyoshi mới nói với võ sĩ nọ

- Các hạ đã thấy chưa?

Ý là hỏi ngươi đã thấy thắng thua chưa, đã thấy sợ chưa. Nhưng võ sĩ nghe được thì nổi giận đùng đùng

- Cả hai lần chúng ta đều hòa.

Lần này Mitsuyoshi lại quay sang chúa, hỏi

- Ngài thấy như thế nào?

Chúa phán

- Ta thấy hai ngươi đều hòa nhau như lời hắn nói.

Mitsuyoshi nói

- Nếu không nhìn ra thắng thua trong trận này thì cũng đành chịu thôi.

Rồi trở về chỗ ngồi, nhưng võ sĩ kia lại xông đến giục

- Nếu thế thì xin ngài hãy đấu với ta bằng kiếm thật.

Mitsuyoshi điềm nhiên đáp

- Sinh mạng chỉ có một không hai, hãy bỏ ý nghĩ đấu bằng kiếm thật vô ích đó đi.

Võ sĩ giang hồ nghe rồi tức tối, giậm chân nhảy dựng lên

- Nếu ngài nói thế thì ngày mai ta còn mặt mũi nào gặp người đời nữa. Xin ngài hãy đấu với ta một trận.


Mitsuyoshi nghe rồi lặng lẽ mang kiếm nhảy xuống

- Nào lại đây.

Võ sĩ nọ cũng tuốt trường kiếm ra đấu, cũng dùng những thế giống như hai lần đấu bằng mộc kiếm trước đây nhưng bị chém ở bả vai 6 thốn, đổ sập xuống mà không kịp kêu một tiếng. Mitsuyoshi vô sự trở về chỗ ngồi, thong thả cho chúa xem y phục thì thấy miếng đệm lót trong chiếc áo chẽn đen đã bị chém đứt nhưng bên trong áo lót vẫn còn nguyên. Mitsuyoshi cho chúa xem rồi mới nói

- Trong kiếm thuật thì thắng thua được quyết định chỉ bằng khoảng cách một thốn, nửa thốn trong gang tất mà thôi. Nếu thắng thì tiểu sinh có thể thắng một cách đơn giản nhưng vì muốn cho ngài thấy rằng lời tiểu sinh nói lúc đầu quyết chẳng sai nên kẻ kia đã phải chịu bất hạnh như vậy.

Nghe nói, chúa cảm thán và kinh ngạc. Trong số những kẻ học theo phái Yagyū-ryū thì đều kính trọng Mitsuyoshi như bậc cao nhân trong thiên hạ.

 
(Theo "Gekiken sōdan")

0 bình luận :

Post a Comment

 
Top