Nepal là quốc gia Nam Á được biết tới như quê hương của Bụt Đà Cồ Đàm. Nepal có diện tích khoảng 148.000 km², nhưng phần lớn là đồi núi nên dù sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng Nepal lại không bảo đảm được đất đai để trồng trọt. Dù là nơi phát tích của đạo Bụt nhưng hơn 80% dân số Nepal ngày nay lại theo đạo Hindu. Với 1/4 dân số sống dưới mức 2 USD/ngày, Nepal nằm trong diện quốc gia nghèo nhất Á châu. Nhiều nơi ở Nepal, trẻ em phải bơi qua sông để đến trường, nhân viên phải đu dây qua vực để đến sở làm.
Tại miền Palpa phía Đông của đất nước Nepla, có một ngôi làng nằm ở độ cao 1.500 m với khoảng 500 hộ dân sống rải rác trong núi. Ngôi làng này không có hệ thống cấp nước, điện, gas hay những tiện nghi sinh hoạt khác. Cư dân ở đây sống chủ yếu bằng nông nghiệp nhưng luôn thiếu lao động nên trẻ con trong làng phải giúp cha mẹ chúng làm nông, vì vậy mà lũ trẻ không có cơ hội đến trường, và cái nghèo nối tiếp cái nghèo dường như không thể dứt. Thế nhưng vẫn có một con người từ một quốc gia tiên tiến đến đây với mong muốn giúp đỡ người dân thay đổi cuộc sống.



                  
 Ông Kakima Kazumasa, biệt danh "OK Baje"
Đó là ông Kakimi Kazumasa (sinh năm 1939) người Nhật Bản. Ông Kakimi đến Nepal sống một đời đạm bạc từ năm 54 tuổi. Căn chòi nhỏ của ông nằm trên đỉnh núi, thiếu hẳn mọi thứ tiện nghi. Trong chòi không có điện, nước. Mọi sinh hoạt của ông đều diễn ra dưới ánh đèn pin. Trong căn chòi chật hẹp, chỉ có một ít đồ đạc và một tấm ván mà ông dùng làm giường ngủ. Buổi sáng, ông Kakimi xuống dưới con dốc cách căn chòi chừng 1km để lấy nước. Trong làng không có chỗ nào có bồn tắm nên người ta tắm bằng cách dội nước lên người. Việc lấy nước khó khăn và thời tiết cũng lạnh nên người ta tắm chừng 1,2 lần trong tháng. Ông Kakimi giặt giũ ở con sông gần đó trong cái lạnh 5 độ C. Cuộc sống của ông Kakimi rất đạm bạc. Bữa sáng của ông là 2 lá rau hái ngoài vườn, được chế biến bằng cách dùng tay vặn (vì không có dao lẫn thớt) rồi cho vào nồi luộc lên, ăn với xì dầu. Thỉnh thoảng dân làng cũng cho ông khoai luộc, bánh mỳ vì ông thường giúp đỡ họ. Người dân ở đây gọi ông bằng biệt danh "OK Baje", nghĩa là ông già OK. Vì ai nhờ bất cứ việc gì, ông cũng đều nói OK và giúp họ nên mới có cái tên đó.
TTại sao ông già OK lại rời bỏ đất nước để đến sống nơi khốn khó này? Xét theo lý lẽ thế gian thì khó mà thấy hợp tình hợp lý. Nhưng ông già OK đến sống ở Nepal và lập được một kỳ tích khiến mọi người ở đây đều quý mến ông. Ông đã xây dựng được hơn 200 ngôi trường cho trẻ em ở đất nước này, bằng số tiền của ông khi còn ở Nhật và bằng chính bàn tay của ông. Nhân duyên trong cuộc đời là thứ rất thú vị và bất ngờ. Ông Kakima bén duyên với Nepal từ những bi kịch của cuộc đời.

Ông Kakima Kazumasa chào đời ở thủ đô Tōkyō vào năm 1939. Ông yêu thích nghề sư phạm và trở thành giáo viên ở Nhật, lập gia đình và có 2 người con. Cuộc sống của ông cũng bình thường như bao người Nhật khác. Năm 42 tuổi, ông Kakima được một người bạn rủ leo núi. Ông bắt đầu leo các ngọn núi ở Nhật vào những ngày nghỉ. Ông dần yêu thích việc leo núi và mong ước được một lần chinh phục đỉnh Everest trong dãy núi Himalaya như ước mơ muôn thuở của tất cả những người leo núi khắp nơi trên Thế giới. Năm 51 tuổi, ông đến Nepal để chinh phục Himalaya. Vì việc leo Himalaya rất nguy hiểm nên người ta thường thuê người bản địa để dẫn đường và mang vác hành lý. Lần đầu leo Himalaya, ông Kakimi cũng thuê một người Nepal để mang hành lý, hỗ trợ mình. Đó là chàng thanh niên Santos chừng hơn 20 tuổi. Trên đường đi, Santos đã kể cho ông Kakima rất nhiều về cuộc sống khốn khó của mình. Anh làm công việc này để giúp đỡ cha mẹ bớt khổ nhọc. Khi đến gần đỉnh sau một tuần bắt đầu leo, hai người gặp trận lở tuyết và ông Kakima may mắn thoát được. Nhưng cậu thanh niên Santos thì không. Từ đó ông Kakima tự trách mình, trở về Nhật nhưng không quên được chuyện cũ. Ông muốn làm gì đó để chuộc lỗi lầm của mình. Và rồi ông nảy sinh ý định dùng kinh nghiệm dạy học của mình giúp đỡ trẻ em nghèo ở Nepal nhưng không hề có ý định sống luôn tại đất nước này. Trong chuyến quay lại Nepal, ông gặp tai nạn suýt mất mạng, nhưng được người dân Nepal nhiệt tình cứu giúp. Đó cũng chính là nhân duyên khiến ông Kakima quyết định sống luôn tại Nepal. Từ đó trở đi, ông dùng hết tiền bạc của mình để xây dựng trường học ở khắp nơi trên đất nước Nepal, sống trong sự yêu mến của người dân đất nước này. Ông Kakima cũng là người vận động quyên góp cho Nepal sau trận địa chấn kinh hoàng vào tháng 4 năm 2015 ở đất nước này.

0 bình luận :

Post a Comment

 
Top