"Kình: linh hồn của quyền pháp"
Kình và lực
Tôi đã nhiều lần giải thích về "kình" trong quyền pháp Trung Hoa. Tuy "kình" là một thuật ngữ thường thức trong thế giới võ thuật Trung Hoa từ xưa, nhưng vào năm 1972, khi tác giả (Matsuda) lần đầu phát biểu công khai thì đã bị phê phán rất nặng nề, nào là "kẻ kia sử dụng thuật ngữ huyễn hoặc để mê hoặc người ta" hay "lại có kẻ đang thần bí hóa võ thuật kìa"...
Ngay cả khái niệm "khí" trong khí công cũng vậy, đến giờ vẫn có rất nhiều người không tin thì thôi cũng đành, nhưng ngay cả trong số những người luyện quyền pháp Trung Hoa lâu năm cũng có những người chưa hiểu được nó.
Trong thời gian gần đây, kỹ pháp và kình pháp truyền thống đang dần hồi phục tại Trung Quốc, nhưng kể từ sau cuộc đại cách mạng văn hóa thì ngay cả trong giới thầy dạy võ, cũng có những người dù có biết đến danh từ "kình" thì cũng chẳng biết đến phương pháp và luyện pháp truyền thống.
Khi nói đến "kình" thì nhiều người liên tưởng đến "phát kình" khi đánh chưởng, đánh quyền và tôi cảm thấy điều này đang trở thành khuynh hướng. Nhưng "kình" không phải là thuật ngữ để chỉ lực đả kích đơn thuần khi tấn công, mà là một thuật ngữ dùng cho tất cả mọi lực (năng lực) đi cùng với kỹ pháp trong võ thuật.
Đối với đa số người thì họ không phân biệt "kình" và "lực" mà sử dụng cả hai từ này với ý nghĩa "sức mạnh".
Chỉ có giới võ thuật gia là sử dụng khu biệt "kình" và "lực", nhưng cũng cần chú ý rằng trong Ngô thị Bát cực quyền, dòng họ này vẫn dùng từ "lực" để chỉ về "kình" theo thói quen, và một bộ phận môn phái khác lại sử dụng "kình" với ý nghĩa "lực".
Như vậy thì tính chất, hoạt động của "kình" và "lực" khác nhau như thế nào?
Về việc này thì Bố Binh Toàn tiên sinh thuộc phái Hình ý quyền Sơn Tây (con trai ông Bố Học Khoan rất nổi tiếng trong phái Sơn Tây) có giải thích trên tạp chí "Võ lâm" số tháng 8 năm 2002 như sau.
"Lực là thứ mà con người đã sở hữu từ khi mới sinh ra, nó phát ra từ xương, hữu hình và kiểu tứ giác góc cạnh. Còn kình là thứ do luyện tập mà có được, sinh ra từ gân, vô hình và dạng tròn. Tính chất của lực là chậm, phân tán, nổi, thô lậu và biến hóa nghèo nàn. Còn tính chất của kình là nhanh mà sinh động, tập trung mà trầm (chìm), linh động và thiên biến vạn hóa. Lực ta gọi là chuyết lực (sức thô lậu) và là thứ bẩm sinh, còn kình thì ta gọi là quyền kình, là thứ chỉnh chu có được sau khi loại bỏ chuyết lực thông qua luyện tập".
Tức là con người khi sinh ra, từng người từng người đều sở hữu lực, dù có luyện tập tăng cường cơ bắp đi nữa thì cũng chỉ là một dạng lực cơ riêng lẻ của từng cá nhân.
Trái lại, kình là thứ chỉ có được thông qua luyện tập, thông qua kỹ thuật. Nếu xung kích của lực là mặt phẳng và phân tán thì xung kích của kình là điểm và sức xuyên thấu lớn.
(Còn)
Xin cảm ơn, bài post rất hay.
ReplyDeleteMình rất thích bộ vó pháp này rất muốn luyện, không biết tìm tư liệu ở đâu bạn, cám ơn nhiều
ReplyDeleteXin hỏi tập như thế nào để khi dùng Chưởng có nội lực. Xin cảm ơn.
ReplyDelete