Final Fantasy VIII (ファイナルファンタジーVIII, gọi tắt là FFVIII hay FF8) là một game RPG trong đại gia đình Final Fantasy do Square Soft (hiện nay là Square Enix) phát hành. Tác phẩm này là phiên bản thứ 8 trong series Final Fantasy và được phát hành lần đầu tiên trên hệ máy PlayStation vào ngày 11 tháng 2 năm 1999. Tính tới thời điểm hiện tại, FF8 đã bán được 369 vạn bản trên toàn Nhật Bản, chiếm vị trí thứ 21 trong bảng xếp hạn những game bán chạy nhất của máy PS. Sau đó, vào ngày 3 tháng 10 năm 1999, FF8 được sửa một số lỗi và được phát hành trên PC. Từ ngày 24 tháng 9 năm 2009 trở đi, game còn được phát hành trên Game Archives để người chơi có thể tải về chơi trên máy PSP, PS3.

Khái yếu


Logo của FF8 có hình hai nhân vật chính Squall và Rinoa, được thiết kế giản dị nhưng sâu lắng, nêu bật được chủ đề chính của game
Thu được thành công từ mặt kinh doanh của Final Fantasy VII, phiên bản đầu tiên trong dòng game FF trên PlayStation, FF8 được dự toán ngân sách nhiều gấp đôi phiên bản trước, dàn staff lên đến con số 200 người và liên đới đến cả Hollywood. FF8 sử dụng hệ thống tùy chỉnh nhân vật mới lạ, lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử dòng FF và cũng là một trong những game đầu tiên trên hệ máy PS có những cảnh movie hoa lệ cùng âm thanh của dàn nhạc sống. Đây cũng là game đầu tiên trong dòng FF có bài hát chủ đề. Bài hát này (Eyes on me) đã chiếm vị trí đầu bảng 2 tuần liền trên bảng xếp hạng âm nhạc Tây phương. FF8 là game khiến cả Thế giới biết đến cái tên "Final Fantasy" và để lại nhiều ảnh hưởng cho các phiên bản sau này trong series. FF8 đã nhận được giải thưởng game Nhật Bản lần thứ 4.

Trước và ngay sau khi được phát hành, FF8 được quảng bá nhiều trên truyền hình và chiếm thời lượng chưa từng thấy với những cảnh nhân viên văn phòng trước khi viết báo cáo đều chơi FF8. Vì vậy phiên bản này trở nên nổi tiếng trong giới nghệ sĩ thường xuất hiện trên truyền hình tại Nhật. FF8 cũng xuất hiện thoáng qua trong bộ phim Charlie's Angels.



Nội dung


Squall Leohart, nhân vật chính của game và là học sinh ở Balamb Garden, nơi đào tạo ra các thế hệ binh sĩ, lính đánh thuê tinh anh. Sau buổi tốt nghiệp, Squall trở thành thành viên của SeeD, một lực lượng chiến đấu đặc biệt của Balamb Garden. Trong buổi dạ hội mừng các SeeD mới tốt nghiệp, Squall gặp được Rinoa Heartily, người sau này trở thành đối tác của Garden và thuê mướn SeeD. Cuộc gặp gỡ với Rinoa cùng những người bạn đồng hành trên đường làm nhiệm vụ đã khiến Squall dần thay đổi tính cách lạnh lùng, tự kỷ của mình. Và rồi định mệnh đã khiến Squall gặp Laguna Loire ở thế giới trong mơ. Từ đó Squall bị cuốn vào cuộc chiến chống lại Ma nữ ở thế giới tương lai...



Gameplay


FF8 là phiên bản đầu tiên sử dụng hệ thống "Junction" để tăng chỉ số cho nhân vật. Các phiên bản trước đó thì dùng hệ thống trang bị vũ khí hay áo giáp để tăng chỉ số, còn Junction trong FF8 là hệ thống đặc biệt, trang bị thú triệu hồi (G.F) và ma pháp để tăng chỉ số. Trong FF8, mức level của địch tăng dần theo level của nhân vật nên có thể hoàn thành game dễ dàng với nhân vật level thấp, một điểm khác biệt so với các phiên bản còn lại trong series. Ngoài ra trong FF8 còn tồn tại một hệ thống game đánh bài độc lập với game chính.

G.F. (Guardian Force): là khái niệm tương đương với thú triệu hồi trong các phiên bản trước. Giống như trong FF6, ở đây khi nhận được G.F, người chơi có thể junction (liên kết) với nhân vật để tăng cường sức mạnh. G.F trong FF8 không chỉ có vai trò là thú triệu hồi chỉ xuất hiện trong trận đánh như ở các phiên bản trước mà còn giúp nhân vật có thêm nhiều khả năng mới, cũng như là vật trung gian giúp liện kết chỉ số của nhân vật với ma pháp, từ đó chỉ số được nâng cao. Thay vì phải trang bị vũ khí hay áo giáp như các phiên bản trước, trong FF8 chỉ cần trang bị G.F là nhân vật có thêm nhiều khả năng mới và sức mạnh mới. Một nhân vật có thể trang bị được nhiều G.F và khả năng mang lại cho nhân vật cũng khác nhau tùy từng G.F. Các G.F cũng có hệ thống level như nhân vật, đều phát triển qua mỗi trận đánh khi nhận được điểm kinh nghiệm và AP.
Có 3 cách để có để có được G.F là hút (draw) từ quái vật trong trận đánh, dùng Item và đánh bại G.F khi nó xuất hiện trong vai trò kẻ địch. Đối với G.F cần phải draw từ quái vật thì nếu không draw mà đánh bại quái vật thì G.F sẽ mất đi vĩnh viễn và người chơi không còn cơ hội lấy lại được. Đối với G.F xuất hiện trong vai trò kẻ địch thì người chơi có thể khiêu chiến bất cứ lúc nào. Trong game có cả thảy 16 G.F mà người chơi có thể điều khiển và junction. Ngoài ra còn một số khác người chơi không điều khiển được vẫn được xếp vào hàng ngũ G.F.  


G.F. trong vai trò yếu tố giúp nhân vật trưởng thành
 
Mỗi G.F. đều có những khả năng đặc thù gọi là Ability. Khi nhân vật junction (kết nối) với G.F. thì nhân vật sẽ có được những khả năng đặc thù đó. Ability của G.F. có nhiều chủng loại, bao gồm các lệnh dùng trong chiến đấu như ma pháp, GF (để triệu hồi G.F. trong trận đánh), các ability tăng cường cho sức mạnh của chính GF và nhiều ability đặc dị như khả năng tinh chế Item thành ma pháp, khả năng truy cập shop từ xa... Trong các ability của GF thì loại đặc biệt nhất là khả năng giúp nhân vật junction với ma pháp như sẽ thuật ở phần sau. Mỗi GF có nhiều ability để học và người chơi hoàn toàn quyết định việc cho GF học ability nào. GF học ability bằng những điểm AP (Ability Point) nhận được sau mỗi trận đánh.
Ở các phiên bản trước, mỗi nhân vật thường được cố định với một bộ khả năng hay lệnh dùng trong trận đánh thì trong FF8, người chơi hoàn toàn có thể tùy ý sắp đặt các lệnh và khả năng này cho nhân vật thông qua việc junction với G.F. Ngoài ra, người chơi hoàn toàn có thể điều chỉnh từng năng chỉ số như sức mạnh vật lý, ma pháp, phòng ngự... theo ý mình. Đây là điểm đặc trưng của FF8 mà các bản trước không có được. Chính vì chức năng junction mang lại nhiều tác dụng như vậy nên dễ khiến người chơi dựa quá nhiều vào junction. Nếu không junction với G.F, nhân vật sẽ trở nên yếu đuối và hoàn toàn không sử dụng được các năng lực cũng như khả năng nào ngoại trừ khả năng tấn công vật lý và đặc kỹ khi HP xuống thấp.
FF8 còn cho phép người chơi hoán đổi junction bao gồm cả GF và ma pháp giữa các nhân vật với nhau, điều này giúp hệ thống kết nối (Junction) trở nên thân thiện hơn. FF8 là game có tính chiến thuật, yếu tố tăng trưởng cao trong việc trang bị so với các bản khác trong series nhưng nếu không nắm rõ hệ thống junction thì dễ mang lại bất lợi cho người chơi. Itō Hiroyuki, người thiết kế cho FF8 đã nhìn nhận đây là điểm bất cập của hệ thống Junction.


Kết nối ma pháp

Khác với các phiên bản Final Fantasy trước đó tiêu tốn M.P (Magic Point) để sử dụng ma pháp, FF8 cho phép người chơi sử dụng ma pháp đã tích trữ được thông qua kết nối với G.F. Mỗi nhân vật được sở hữu tối đa 32 chủng loại ma pháp và 100 ma pháp với mỗi loại. Có thể sở hữu ma pháp bằng những cách sau:
  • Hấp thu từ đối phương trong trận đánh. Khi nhân vật kết nối với G.F và sử dụng lệnh "Hấp" (draw) thì có thể hấp thu (tích) ma pháp của đối phương hoặc sử dụng trực tiếp (phóng) lên đối tượng. Đa phần quái vật đều sở hữu ma pháp có lợi cho chúng nên khó có thể dùng để phản lại chúng. Một phần boss còn sở hữu G.F có thể hấp thu được.
  • Tinh chế ma pháp từ dụng cụ bằng kỹ năng của G.F hoặc tinh chế ma pháp cao cấp từ ma pháp hạ cấp cùng chủng loại.
  • Hấp thu tại các điểm hấp thu (draw point) trên bản đồ. Tuy nhiên sau khi hấp thu thì điểm này sẽ khô cạn một thời gian trước khi sử dụng tiếp được.
Ma pháp đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nhân vật nâng cao các chỉ số. Bằng cách kết nối vời G.F cho phép kết nối với ma pháp, người chơi có thể nâng cao các chỉ số của nhân vật đó với ma pháp. Theo nguyên tắc, mỗi loại ma pháp chỉ có thể kết nối với một chỉ số nhất định như HP, lực, ma lực... Số lượng ma pháp (một chủng loại) kết nối với chỉ số càng nhiều thì càng làm gia tăng chỉ số đó. Và đây cũng là cách đơn giản nhất để nhân vật đạt giá trị cực đại là 255 cho từng chỉ số. Do vậy, một khi đã kết nối ma pháp với chỉ số nào đó mà vẫn tiếp tục sử dụng ma pháp đó thì giá trị của chỉ số bị giảm đi.
Ngoài ra, ma pháp còn giúp đòn đánh có thêm thuộc tính, tính chất của ma pháp đó hay giúp nhân vật kháng cự với thuộc tính/tính chất nhất định nào đó của ma pháp, tùy chủng loại. Chẳng hạn nếu kết nối ma pháp thuộc tính lửa vào chức năng phòng ngừa thuộc tính thì nhân vật đó sẽ ít chịu sát thương/miễn nhiễm/hấp thu khi bị tấn công bằng thuộc tính đó. Các trạng thái bất thường như ngủ, hỗn loạn, hóa đá,... do ma pháp gây ra cũng có thể đề phòng bằng cách tương tự.




 

Ma pháp trong FF8 được gọi là "ma pháp mô phỏng", có lẽ vì vậy nên uy lực khó có thể sánh với ma pháp ở các phiên bản khác. Cho nên càng về sau, người chơi càng ít lệ thuộc vào ma pháp, ít có trường hợp buộc phải sử dụng ma pháp đã tích trữ được mà chỉ dùng nó như một phương tiện kết nối để gia tăng chỉ số. 
Đối với các phiên bản trước, ma pháp đóng vai trò lớn trong việc cứu sống, trị thương hay chữa một số trạng thái bất thường, thì trong FF8, các lệnh kỹ năng của G.F có thể làm được việc này nên cơ hội sử dụng ma pháp càng về sau càng ít dần.
Tuy nhiên trong FF8 cũng tồn tại một số đối thủ có thể hấp thu hay xóa bỏ ma pháp của nhân vật. Khi gặp trường hợp này thì sức mạnh của nhân vật giảm xuống đáng kể.

G.F trong vai trò lệnh chiến đấu

Nhân vật có thể triệu hồi G.F đã kết nối thông qua lệnh G.F trong chiến đấu. Trong các phiên bản trước cũng có chức năng triệu hồi ma thú tương tự, nhưng được xem như một dạng tấn công ma pháp đặc biệt thì sức mạnh G.F trong FF8 biến đổi theo Level, không cần phải tiêu tốn MP (kèm một số điều kiện) nhưng phải tốn một khoảng thời gian từ lúc chọn lệnh G.F cho đến khi G.F xuất hiện. Trong thời gian đó thì G.F sẽ thay nhân vật chịu sát thương nếu bị tấn công, vì vậy sinh ra ngưỡng HP của G.F và các dụng cụ hồi phục cho G.F. Thời gian đợi đến khi G.F xuất hiện phụ thuộc vào mức độ tương tính của G.F đó với nhân vật. Tương tính càng cao thì thời gian càng rút ngắn. Có thể cải thiện tương tính bằng cách tăng tần suất sử dụng G.F hoặc dùng một số dụng cụ đặc biệt. 


Người chơi còn có thể gia tăng lực sát thương của đòn tấn công G.F bằng cách nhấn □ liên tục khi trên màn hình xuất hiện biểu tượng này. Đây là mt cách để người chơi đỡ nhàm chán trong khi chờ đợi hết màn tấn công của G.F, vốn kéo dài hơn các đòn đánh thông thường. Tuy nhiên không phải cứ nhấp □ liên tục là tốt, vì thỉnh thoảng màn hình lại xuất hiện biểu tượng X, nếu vẫn bấm nút trong khoảng thời gian này thì uy lực sát thương giảm xuống còn 75%.

Ngoài ra, FF8 còn có kiểu G.F xuất hiện ngẫu nhiên, không theo chủ ý triệu hồi của người chơi. 

Thuộc tính

Phiên bản này tồn tại 8 thuộc tính là "viêm" (lửa), "lãnh khí" (khí lạnh), "lôi" (sét), "thủy" (nước), "phong" (gió), "địa" (đất), "độc" và "thánh". Các cặp thuộc tính như "viêm" và "lãnh khí", "phong" và "địa", "độc" và "thánh" hình thành nên mối quan hệ đối lập và phần nhiều quái vật nếu mạnh ở một thuộc tính nào đó thì sẽ yếu đối với thuộc tính đối lập. Đòn tấn công thuộc tính "địa" cũng không có hiệu quả đối với quái vật ở bay hay ở trạng thái nổi trên không.
Ngoài một phần ma pháp và đòn tấn công của địch được thiết lập thuộc tính, người chơi còn có thể chủ động liên kết đòn tấn công với thuộc tính theo ý muốn bằng chức năng liên kết thuộc tính của G.F để chiếm ưu thế trong trận đánh.


Vũ khí

Khác với các phiên bản FF trước, trong FF8 không tồn tại cửa hiệu bán vũ khí, mà chỉ có thể nâng cấp vũ khí cho nhân vật ở các hàng Junk shop khi có đủ các dụng cụ (Item) cần thiết và một số tiền nhất định. Khi vũ khí được nâng cấp, các chỉ số uy lực và khả năng đánh trúng được cải thiện. Trường hợp của Squall thì vũ khí mới mang lại cho nhân vật này nhiều đòn kết thúc khi sử dụng đặc kỹ Limit Break hơn. FF8 cũng không có khái niệm mặc giáp để tăng sức phòng ngự. Các chỉ số, bao gồm cả phòng ngự đều được gia tăng thông qua kết nối với ma pháp.

Dụng cụ

Khác với các phiên bản trước, quái vật trong FF8 rất dễ rơi đồ, cộng với chức năng đổi bài thành dụng cụ nên rất dụng cụ rất dễ kiếm được. Ngoài việc sử dụng trong trận đánh, dụng cụ còn dùng để tinh chế thành ma pháp, dụng cụ khác hay để cải tiến vũ khí. Vì FF8 không tồn tại hệ thống nhận tiền sau trận đánh, nên dụng cụ cũng là một phương tiện để kiếm tiền bằng cách bán lại cho các cửa hiệu.

Tinh chế

Đây là một kỹ năng của G.F, cho phép người chơi đổi bài thành dụng cụ, từ dụng cụ tinh chế thành dụng cụ khác hoặc ma pháp, cũng như tinh chế ma pháp hạ, trung cấp thành ma pháp thượng cấp. Nếu vận dụng tốt hệ thống tinh chế thì người chơi có thể cắt giảm thời lượng hấp thu ma pháp từ địch, sở hữu ma pháp thượng cấp và có được vũ khí cấp cao ngay từ lúc đầu.




Tương quan Level


Đa phần các game RPG khác thì người chơi được lợi khi "cày" lên Level cao hơn vì lúc đó sẽ mạnh hơn quái vật trong game. Nhưng lợi ích này bị thu hẹp trong FF8 vì quái vật (trừ một số hầm nhất định) cũng lên Level theo nhân vật, khiến các chỉ số của chúng cũng gia tăng, tấn công mạnh hơn. Level của quái vật cũng được thiết lập trong khoảng 1~100 giống nhân vật, nhưng một phần quái vật trùm thì vẫn giữ Level cố định hoặc chỉ dao động trong một phạm vi nhất định.
So với các phiên bản FF trước đó thì FF8 khá dễ lên Level, chính vì vậy nên phát sinh thêm các hệ thống giúp cân bằng để nhân vật không lên Level (vì không nhận được điểm kinh nghiệm) như biến đối phương thành bài, ăn thịt. Ngoài ra cũng có những cách khác để người chơi giữa không cho Level gia tăng, vì việc tăng Level không có mấy ý nghĩa trong FF8, khi các chỉ số sức mạnh được gia tăng dễ dàng thông qua chức năng kết nối với ma pháp. Tuy nhiên, một số Item chỉ có thể nhận được khi chiến đấu với quái vật ở Level cao, cho nên sẽ không nhận được nếu Level của nhân vật thấp. Chính vì vậy nên game còn có chức năng nâng, hạ Level của đối phương, nên nhân vật có thể chiến đấu với quái vật Level cao trong khi bản thân vẫn giữ ở mức Level thấp.

Điểm kinh nghiệm

Đối với các phiên bản FF khác thì điểm kinh nghiệm nhận được sau trận đánh sẽ phân đều cho số nhân vật còn chiến đấu được, nhưng trong FF8 thì nhân vật ra đòn quyết định, kết liễu địch sẽ nhận được nhiều điểm kinh nghiệm hơn.
Trong các phiên bản trước, nhân vật không nhận được điểm kinh nghiệm nếu bỏ chạy giữa trận đánh, nhưng trong FF8 thì vẫn nhận được điểm khi bỏ chạy nếu có gây thương tích cho địch trước khi bỏ chạy, chính vì vậy nên khá dễ lên Level (ngược lại, khó giữ cho nhân vật ở mức Level thấp). Nhưng nếu trước khi bỏ chạy có gây thương tích cho địch rồi để chúng phục hồi lại thì vẫn không nhận được điểm kinh nghiệm.

Tiền

Trong FF8, nhân vật không nhận được tiền sau trận đánh như các phiên bản truyền thống. Chỉ có 2 cách để có tiền là nhận "lương" hàng tháng sau khi Squall trở thành SeeD và bán lại Item cho các cửa hàng. Tiền lương được "chuyển khoản" định kỳ và số lượng phụ thuộc vào thứ hạng SeeD. Thứ hạng này tăng giảm tùy vào hành động, chiến đấu hay cách giải quyết event của người chơi. Ngoài ra còn có thể gia tăng thứ hạng SeeD bằng việc trả lời đúng các câu hỏi trong phần thi bút ký. Mỗi bài thi bút ký bao gồm 10 câu hỏi liên quan đến kiến thức về thế giới quan, gameplay của FF8 giúp người chơi nhận thức rõ hơn.

Đặc kỹ

Trong trận đánh, khi mức HP của nhân vật xuống thấp thì nhân vật có thể phát động đặc kỹ của cá nhân. Về cơ bản thì có thể dùng đặc kỹ khi HP ở mức báo động, hay khi lâm vào các tình huống nguy cấp. Càng nguy cấp thì càng dễ phát động đặc kỹ và hiệu quả của đặc kỹ càng gia tăng. 
Chính nhờ hệ thống kết nối nên các nhân vật trong FF8 mất đi tính độc đáo của riêng từng người, không thể hiện được nét đặc sắc của từng nhân vật vì nhân vật nào cũng có thể mạnh như nhau. Vậy nên có thể nói đặc kỹ là yếu tố duy nhất để nhân vật thể hiện nét riêng của từng người. Nhìn chung thì các nhân vật nam có khuynh hướng dùng đặc kỹ tấn công liên tục, trong khi các nhân vật nữ thiên về đặc kỹ dùng ma pháp, hỗ trợ.


Triple Triad

Triple Triad là một kiểu mini game đánh bài trong thế giới FF8, người chơi có thể thách đấu với máy bằng cách đặt các lá bài lên bàn chơi 3x3 ô. Khác với trò đánh bài trong FF9 với yếu tố số ngẫu nhiên, Tripla Triad của FF8 là một mini game mang tính chiến thuật chứ không đơn thuần chỉ là mạnh được yếu thua.
Người chơi có thể đánh bài với phần lớn nhân vật NPC tại các thành phố bằng cách nhấn □ để bắt chuyện. Bên nào thắng trong trận đấu được quyền tịch thu bài của đối phương. Bài được chia làm 3 loại là bài quái vật (phổ thông), bài G.F và bài nhân vật (mỗi G.F hay nhân vật chỉ có 1 lá bài duy nhất). Ngoài ra, còn có nhiều cách khác để nhận được bài là nhận được sau trận đấu, biến quái vật thành bài.

Odekake Chocobo RPG

Đây là một mini game khác của FF8 và chỉ chơi được khi có Pocket Station đối với phiên bản trên PlayStation phát hành từ năm 1999. Tuy nhiên, có thể chơi mini game này dễ dàng trên phiên bản dành cho PC.
Trong thế giới Odekake Chocobo RPG, người chơi nhập vai chú gà Chocobo đi tìm báu vật, và những món đồ nhặt được trong thế giới này có thể chuyển vào thế giới trong game chính được. Một lượng lớn Item quý, khó tìm trong phần game chính thì lại được tìm dễ dàng hơn trong mini game này.
image host



Thế giới quan

Thế giới trong FF8 được phân thành 4 nước lớn và các khu vực khác. Phần đất liền trên bản đồ có cách phân bố giống bản đồ 4 tỉnh của nước Nhật là Saga, Nagasaki, Kumamoto và Kagoshima. Thế giới trong FF8 mang màu sắc sáng sủa hơn thế giới tối tăm ảm đạm của FF7.

Công quốc Balamb
Một đảo quốc nhỏ, bao quanh là biển, nổi tiếng với khí hậu ôn hòa và cá Balamb cũng như Balamb Garden, nơi đào tạo lực lượng đánh thuê SeeD. Dù bị kẹp giữa 2 đại quốc quân sự là Galbadia và Esthar nhưng công quốc này lại không sở hữu quân đội riêng.

Cộng hòa quốc Galbadia
Đại quốc quân sự ở phía Tây. Tuy mang danh cộng hòa nhưng thực chất là quốc gia độc tài. Sức mạnh của đất nước này được thành lập nhờ nền chính trị khủng bố và chế độ Tổng thống chung thân. Thủ đô là Deling City. Galbadia Garden trong lãnh thổ nước này là nơi cung cấp quân nhân cho quân đội.

Timber
Đất nước này được bao quanh bởi hồ và rừng cây. Trước đây là một quốc gia độc lập, nhưng sau bị Galbadia xâm chiếm vì nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Tuy nhiên, Timber vẫn có nhiều tổ chức phản kháng tranh đấu cho độc lập tự do của đất nước.

Trabia
Xứ tuyết ở phương Bắc. Trabia Garden vốn là chỗ thâm giao với Balamb Garden và có chế độ trao đổi học sinh giữa 2 nơi này. Vì đất nước này theo chế độ trưng binh nên toàn bộ quốc dân có nghĩa vụ tham gia huấn luyện quân sự tại Garden. Phía Bắc xứ này là nơi sinh sống của chủng tộc Shumi dị thường.

Esthar
Đất nước khoa học kỹ thuật tiên tiến ở phương Đông. Trở thành kẻ thù địch với toàn thế giới trong cuộc chiến tranh Ma nữ. Esthar đột nhiên im lặng và cách ly với toàn thế giới từ 17 năm trước, vì vậy hiện tượng này được gọi là "sự trầm mặc của Esthar", với lý do là...

Công quốc Dollet
Một tiểu quốc ở mạn phía Đông của đại lục Galbadia. Trước đây từng là Đế quốc Dollet thần thánh, và hiện giờ là đất nước duy nhất còn sở hữu tháp phát sóng vô tuyến.

F.H (Fisherman Horizons)
Một thành phố độc lập được các nhà khoa học kỹ thuật tiến bộ từ Esthar xây dựng nên. Trước đây từng là nhà ga trên cây cầu nối liền Timber với Esthar, nhưng sau vì Esthar hoàn toàn cắt đứt mọi quan hệ với thế giới nên F.H mất đi chức năng nhà ga và trở thành ngôi nhà mới của những người bỏ trốn khỏi Esthar.

Centra
Là khu vực đã hoại diệt vì hiện tượng "nước mắt mặt trăng" xảy ra lần trước. 

Bug

Bản FF8 trên PlayStation có một số lỗi như cùng một ma pháp có thể kết nối vào nhiều chỉ số khác nhau, khiến nhân vật mạnh lên rất dễ dàng. Tuy nhiên lỗi này đã được khắc phục trên phiên bản PC.
Ngoài ra, sau khi các nhân vật vào Esthar cũng bị lỗi không chơi tiếp được nếu thỏa mãn các điều kiện sau, và lỗi này từng bị chỉ trích rầm rĩ trên mặt báo sau khi phát hành ở Nhật. Các điều kiện phát sinh lỗi là
  • Trước khi phát sinh event Laguna đóng phim ở hẻm núi Trabia mà vẫn chưa giải quyết event ở di tích Centra.
  • Sau event của Laguna, các nhân vật tham gia vào event ở di tích Centra.
  • Chọn tái khiêu chiến sau khi hết thời gian trong khi chiến đấu.
Lỗi này không phát sinh ở phiên bản cho PC và cũng không được sữa trong bản Ultimate Hit mà chỉ kèm theo một tờ giấy nhắc nhở.

Chủ đề ca

FF8 là phiên bản đầu tiên trong series Final Fantasy có bài ca chủ đề, là Liberi Fatali và Eyes on me do ca sĩ Faye Wong (Vương Phi) người Hương Cảng biểu diễn. Lý do Square Soft lựa chọn Wong là vì nhà biên kịch cho FF8, Nojima Kazushige là một fan của cô Wong, trong lúc đang phân vân không biết lựa chọn ca sĩ nào cho bài hát thì trong số CD nhạc Nojima mang đến, có bài hát của Wong nên người ta quyết định lựa chọn cô. Lúc đó Faye Wong gần như là vô danh ở Nhật, nhưng bài hát Eyes on me do cô thể hiện trong game nhanh chóng trở thành một hiện tượng trên toàn Thế giới, nhận được nhiều giải trong khuôn khổ giải thưởng lớn Gold Disc Nhật Bản. Bài Eyes on me còn có nhiều phiên bản khác được sử dụng trong suốt game.


Bài ca mở đầu "Liberi Fatali"
  • Viết lời: Nojima Kazushige, Yamashita Tarō (lời La Tinh)
  • Soạn nhạc: Uematsu Nobuo
Bài ca chèn vào giữa game và khi kết thúc "Eyes on me"
  • Viết lời: Someya Kazumi
  • Soạn nhạc: Uematsu Nobuo 
  • Ca sĩ: Faye Wong
Bài ca Eyes on me nguyên bản được viết lời bằng tiếng Anh, sau được ca sĩ Nhật Bản Kiyota Manami cover lại với lời tiếng Nhật (nội dung thay đổi hoàn toàn, chỉ giữ giai điệu) với tên là "Natsu no arubamu" (cuốn album mùa hè) trong album "Final Fantasy Song Book Mahoroba".

Phiên bản cho PC

Sau phiên bản cho PlayStation, FF8 còn có phiên bản cho PC được phát hành vào năm 1999 (Square Enix là tháng 3 năm 2000) và năm 2013. Về cơ bản thì phiên bản cho PC không hề khác gì so với bản gốc trên PS, nhưng có thêm một vài tính năng hỗ trợ người chơi như đồ họa được xử lý đẹp hơn, ít răng cưa, chơi được Odekake Chocobo RPG dễ dàng, thêm booster và các archievement (bản 2013, gồm các icon unlock được khi hội đủ một số điều kiện trong quá trình chơi)... Tuy nhiên phiên bản PC cũng có một số khuyết điểm so với bản gốc trên PS.
  • Âm thanh tệ hơn bản PS. Phiên bản cho PC sử dụng âm thanh midi nên chất lượng kém hơn âm thanh trên bản PS. Tuy nhiên điều này đã được cộng đồng người hâm mộ (không chính thức) bằng cách thay đổi soundfont của game.
  • Ngôn ngữ: bản tiếng Nhật trên PC chỉ là dịch lại từ tiếng Anh, vốn trước đó được dịch lại từ bản tiếng Nhật gốc trên PS. Cho nên thứ tiếng Nhật trên bản PC được đánh giá là không ra sao.


14 bình luận :

  1. Bác có thể cho mình bảng item đối chiếu từ tiếng Anh wa tiếng Việt dc ko ? bản ff8 này item Việt hóa hết trơn mình khó tìm item để làm vk vs mấy cái khác wá :(( Thanks bác !!!!

    ReplyDelete
  2. bạn làm ơn cho mình hỏi có cách nào dùng file save chocobo từ bản pc 2013 sang bản Việt ngữ đc ko

    ReplyDelete
  3. Bạn ơi lỗi Remote Sync Failed rồi phải đặt Proxy Setting thế nào mới chơi được?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn xem bài này nhé

      http://gokuraku-shujo.blogspot.com/2014/08/FF8-debug.html

      Delete
  4. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
    Replies
    1. This comment has been removed by the author.

      Delete
    2. This comment has been removed by the author.

      Delete
  5. bấm play nó cứ ra cái bảng thông báo 0 trong đó thông báo -1 , làm sao đây a ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Do máy tính của bạn thôi.
      Vui lòng xem thêm bài giải đáp về lỗi cho bản PC.

      Delete
  6. Xirox79: Mình 7x muốn chơi lại nhưng loay hoay down hơn chục GB vẫn chưa chơi đc. Bạn nt mình số đt bạn nhé, mình sẽ gọi lại: 0909682607. Cám ơn và mong tin.

    ReplyDelete
  7. Không có âm thanh của GF khi tấn công, hồi trước chơi bản 5 CD thì có. Xin chỉ cách khắc phục.

    ReplyDelete
  8. Hay gặp tình trạng đánh quái chết xong mà nó không mất và game đứng luôn.

    ReplyDelete
  9. cảm ơn các bạn đã dịch thuật game , mình tải game ở web khác nhưng mình biết đến wweb này thông qua việc vào game lúc mở máy tính check 2 con GF trong game . đọc những phần các bạn dịch thuật mà lòng mình rất vui , trình tiếng anh mình hơi gà khi chơi bản EN nhưng chỉ hiểu nó cở theo cốt truyện 50% thôi , còn các bạn dịch thuật thì mình thấy hay và ý nghĩa , những câu từ phải nói là thú vị , mình sẽ chơi lại để hiêu sâu hơn về game hơn nữa . có 1 game mà mình hy vọng các bạn cũng có thể dịch thuật là : Shinsetsu Samurai Spirits Bushidō Retsuden , các bạn thấy hay gì làm bản việt hóa nhé
    , cảm ơn các bạn rất nhiều , chúc các bạn có
    nhiều sức khỏe và vui vẻ trong cuộc sống !

    ReplyDelete
  10. anh ơi link Final Fantasy VIII Việt ngữ bị xoá rồi ạ, cho em xin lại với ạ . em cảm ơn anh

    ReplyDelete

 
Top