Các nhân vật chính trong series Langrisser

Langrisser ( ラングリッサー ) là series video game chiến thuật gồm 05 phần chính của hãng Masaya với phiên bản đầu tiên được phát hành vào ngày 26 tháng 04 năm 1991 trên hệ máy Mega Drive. Kể từ đó, các phiên bản sau lần lượt xuất hiện ở nhiều hệ máy khác như Sega Saturn, Snes, PC Engine, PC,.... 

Tại Nhật Bản, series game này được xếp vào mục Simulation RPG.


Khái yếu


Langrisser là series game mà nội dung giữa các phiên bản có tính gắn kết chặt chẽ với nhau chứ không rời rạc như các phiên bản trong những series game nổi tiếng khác như Fire Emblem và Final Fantasy. Mỗi phiên bản trong series là một câu chuyện khác nhau nhưng tất cả đều thống nhất với nhau ở các điểm chủ chốt. Thế giới của game được xây dựng trên hai lục địa lớn: Yeless và El Sallia. Ở ba phiên bản đầu, câu chuyện xảy ra ở lục địa El Sallia và ở hai phiên bản cuối, câu chuyện diễn ra song song ở cả Yeless và El Sallia. Bối cảnh của toàn series là một thế giới tưởng tượng mang nặng âm hưởng của nước Đức thời phong kiến. Tư tưởng trong series game này được xây dựng xoay quanh thế giới nhị nguyên, mọi hiện tượng, sự vật đều có thể nhìn ở hai góc độ tốt và xấu, tùy vào góc quan sát của người chơi. Vì thế Langrisser là một series game khá phóng khoáng, không gò bó người chơi phải đi theo một con đường nhất định như nhiều game khác, ở đây người chơi có thể tự lựa chọn hướng đi riêng cho mình. Hoặc tốt, hoặc xấu, tất cả đều do người chơi tự quyết định. Nhưng cũng không có cái xấu hẳn và cái tốt hẳn. Trong một hướng đi, người chơi thấy phe đối lập với mình là xấu xa, nhưng nếu chọn hướng đi khác thì có thể họ sẽ phát hiện ra nhiều điều tốt ở phe mình từng cho là xấu, và ngược lại.




Bìa đĩa một số bản Langrisser

Urushihara Satoshi là họa sĩ thiết kế chính cho 05 phiên bản từ Langrisser I cho đến Langrisser V. Nhưng từ Langrisser Millennium trở đi thì người thiết kế thay đổi, nhóm phát triển cũng khác và hoàn toàn không có mối quan hệ nào với thế giới của 05 phiên bản trước. Vì vậy Langrisser Millennium và Langrisser Millennium The Last Century không được xem là thành viên của gia đình Langrisser.

Đặc trưng cơ bản

Ban đầu Langrisser được phát triển trên Mega Drive, nhưng sau đó chuyển sang nhiều hệ máy khác nhau như Sega Saturn, Snes,... Langrisser I, II do Masaya phát triển còn Langrisser III, IV, V thì do CareerSoft phát triển (nhưng thực chất những người phát triển cũng chỉ là một). 
Langrisser là series Simulation RPG có tính hoàn hảo cao, là game ứng dụng yếu tố thuộc tính vào gameplay nên tính chiến thuật rất phức tạp. Tuy có ít nhiều sai biệt giữa các phiên bản nhưng chúng đều có những đặc điểm chung nhất như sau. (Ngoại trừ Langrisser III có gameplay rất khác biệt so với các phiên bản còn lại)

+ Toàn bộ câu chuyện trong từng phiên bản được chia thành nhiều Scenario, mỗi Scenario hé lộ một phần cốt truyện thông qua các trận đánh và sự kiện trong Scenario đó. Ngoài những Scenario chính còn có một số Scenario ẩn (không liên quan tới cốt truyện) chỉ được kích hoạt khi người chơi đứng vào vị trí đặc biệt trong một số Scenario nhất định. Ngoài ra trong một số Scenario cũng có các vị trí đặc biệt mà nếu đứng vào, lựa chọn câu trả lời phù hợp thì người chơi sẽ được thưởng một số Item đặc biệt.

+ Trước mỗi trận đánh, người chơi được quyền lựa chọn vị trí cho đơn vị chỉ huy của một nhóm quân, được quyền mua Item và trang bị cũng như được quyền mua (thuê) binh lính. Nhưng cũng có một số Scenario đặc biệt không cho phép người chơi chọn lựa vị trí đứng ban đầu.

+ Mỗi nhóm binh sĩ bao gồm một đơn vị chỉ huy (là một nhân vật trong câu chuyện đối với phe người chơi) và các đơn vị lính thuê. Lính thuê chỉ dùng một lần (một Scenario) rồi bỏ. Mỗi đơn vị có số HP là 10 (trừ Langrisser III), khi HP xuống còn 0 thì đơn vị bị loại khỏi vòng chiến, hay nói nôm na là "chết". Khi đơn vị chỉ huy của nhóm "chết" đi thì toàn bộ các đơn vị lính thuê cũng sẽ chết theo. Các đơn vị chỉ huy, hay các nhân vật của phe người chơi không chết trong cuộc chơi khi HP xuống còn 0, mà họ chỉ tạm thời rút lui khỏi Scenario đó để rồi xuất hiện trở lại ở Scenario kế tiếp.

+ Mỗi đơn vị chỉ huy, ngoài các chỉ số tấn công, phòng thủ, ma thuật, MP... ra thì còn có các chỉ số tu chính (修正) và phạm vi chỉ huy (指揮範囲). Các đơn vị lính thuê nhận được đầy đủ chỉ số tu chính từ đơn vị chỉ huy nếu còn trong phạm vi chỉ huy và chỉ số tu chính này sẽ không còn (như Langrisser I, II) hoặc giảm đáng kể (Langrisser IV, V) khi ra khỏi phạm vi chỉ huy. Nói cách khác, phạm vi chỉ huy là tầm ảnh hưởng của đơn vị chỉ huy đối với các đơn vị lính thuê. Vì vậy, trong khi hành động thì các đơn vị lính thuê sẽ cố gắng bám sát đơn vị chỉ huy nhất.

+ Các bên tham chiến thay nhau hành động dựa theo "lượt đi". Ở hai phiên bản đầu, một bên tham chiến (người chơi hoặc máy tính) có thể di chuyển, cho hành động bất cứ đơn vị nào của mình theo bất cứ trật tự nào và chỉ một lần duy nhất trong lượt đi (trừ việc sử dụng phép thuật đặc biệt để có thể hành động lần nữa trong lượt). Nhưng ở hai phiên bản cuối thì mỗi bên tham chiến chỉ có thể cho hoạt động một nhóm binh sĩ trong một lúc mà thôi. Nhóm nào có đơn vị chỉ huy mang chỉ số phán đoán cao hơn sẽ được hành động trước.

+ Mỗi đơn vị có số HP cao nhất là 10. Lúc này đơn vị sẽ tấn công ở mức 100% hiệu suất sức mạnh của mình. Khi HP giảm, hiệu suất này cũng giảm theo. Điều này có nghĩa là một đơn vị A có 7 HP sẽ không bao giờ tiêu diệt được đơn vị B có 10 HP trong trận đánh, dù là đơn vị A mạnh hơn đơn vị B bao nhiêu lần đi nữa. Ngoài ra hiệu suất tấn công cũng còn phụ thuộc vào phương cách tấn công của đơn vị. Những đơn vị có cách tấn công nhanh thường có lợi thế hơn so với đơn vị có lối tấn công chậm. Đây là điểm khác biệt rất lớn giữa Langrisser và nhiều game RPG khác. Ngoài ra tính sát thương trong Langrisser còn phụ thuộc vào tính ngẫu nhiên. Đơn vị A có sức tấn công kém hơn sức phòng thủ của đơn vị B đôi khi cũng có thể gây ra tổn thương nho nhỏ cho đơn vị B.

+ Khi bắt đầu game, người chơi có quyền lựa chọn nhân vật của mình (các chỉ số, đồ trang bị và một số yếu tố khác) thông qua hình thức trả lời các câu hỏi. Tùy vào câu trả lời mà kết quả nhân vật có được rất khác nhau.

Nội dung 

Nội dung chủ yếu của Langrisser xoay quanh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác thông qua hai đại diện: thánh kiếm Langrisser và ma kiếm Alhazard. Langrisser là thánh kiếm được nữ thần ánh sáng Lushiris gia hộ, tượng trưng cho những con người lương thiện còn ma kiếm Alhazard được thần hỗn mang Chaos gia hộ, là vật tượng trưng cho thế lực hắc ám, dã tâm của chúng sinh. Cuộc chiến giữa Langrisser và Alhazard là cuộc chiến không ngừng nghỉ, không có kết thúc, giống như giữa ngày và đêm, giữa âm với dương. Một trong hai yếu tố này không bao giờ mất đi mà chỉ tạm thời rút lui, nhường phần ưu thế cho thế giới đối lập.
Thế nhưng trong Langrisser không hề có sự cực đoan trong tư tưởng thiện ác. Không có cái thiện hoàn toàn và cũng không có cái ác hoàn toàn. Người chơi có thể lựa chọn nhiều hướng đi cho mình, dù thiện dù ác thì trong mỗi hướng đi cũng đều có những cái lý, động cơ hợp lý để người chơi đi theo. Nếu đi hướng A, người chơi thấy phe đối lập với mình là bất thiện, nhưng nếu đi theo hướng B, rất có thể họ sẽ thấy phe này hoàn toàn không bất thiện. Thiện hay ác không phải là vấn đề trọng tâm trong series Langrisser, mà chính lý tưởng sống mới là điều quan trọng. Các nhân vật trong các phe đều hành động theo lý tưởng của mình, đưa đến kết cục người đời xem là tốt hoặc xấu nhưng bản thân họ chỉ thấy mình hành động hết sức vì lý tưởng mà thôi. Ngay cả Chaos, vị thần hỗn mang của ma tộc, đối thủ lớn nhất của loài người, được xem là tà thần cũng không phải là hiện thân của cái ác toàn phần. Bản chất của Chaos là không thiện không ác, nó chỉ gây ra tình trạng nhiễu loạn trong những thời đại lặng lẽ, thời đại của sự bế tắc. Chỉ có trong thời loạn lạc thì tư tưởng con người mới có nhiều thành tựu. Đó chính là mục đích của Chaos, nhằm thúc đẩy sự tiến hóa của nền văn minh, của lịch sử.

Langrisser I giới thiệu cho người chơi truyền thuyết về thánh kiếm Langrisser một cách khái quát nhất, Langrisser II tiếp tục khai thác truyền thuyết này và mở rộng theo nhiều hướng.Langrisser III giải thích về sự hình thành của Langrisser và nguồn gốc của các nhân vật trong hai phiên bản trước. Langrisser IV và V tiết lộ toàn bộ sự thật về Langrisser, về nền văn minh cổ đại mà trong các phiên bản trước người chơi chỉ biết qua khái niệm thần thoại. Bản thân Alhazard được xem là ma kiếm trong các phiên bản trước, là đầu mối của mọi dã tâm, là mầm móng của mọi tranh chấp thì đến phiên bản cuối cùng trong series, nó được tiết lộ nguồn gốc là thanh kiếm phá tà, tiêu diệt tà ác của một nền văn minh khác. Còn Langrisser vốn được xem là thánh kiếm, đại diện của lòng lương thiện trong các phiên bản trước thì ở phiên bản cuối cùng lại lộ rõ bí mật là một bản sao chưa hoàn chỉnh của Alhazard. Như vậy, tà ác hay thánh thiện cũng chỉ là hai khái niệm tương đối trong Langrisser.


Các phiên bản trong series 


* Langrisser (Ngày 26 tháng 04 năm 1991, Mega Drive)
** Langrisser Hikari no matsue (ラングリッサー ~光輝の末裔~) (Ngày 06 tháng 08 năm 1993, PC Engine)
** Langrisser I (Ngày 02 tháng 10 năm 1998, Unbalance phát hành trên Win9X)
** Langrisser (Ngày 16 tháng 04 năm 2003, Sega phát hành trên WindowsMe/2000/XP)
*Langrisser II (Ngày 26 tháng 08 năm 1994 trên Mega Drive)
** Der Langrisser (Ngày 30 tháng 06 năm 1995 trên Super Famicom). Đây là bản remake của Langrisser II, nội dung của Langrisser II nhưng thêm vào đó nhiều phân nhánh, nhiều hướng đi mới và có thêm nhiều kết thúc mới.
** Der Langrisser FX (Ngày 26 tháng 04 năm 1996 trên PC FX)
** Langrisser I&II (Ngày 31 tháng 07 năm 1997 trên PlayStation). Đây là bản remake tổng hợp Langrisser I và Der Langrisser, thêm vào một số đoạn phim Anime dùng làm cutscene.
** Langrisser Dramatic Edition (Ngày 26 tháng 02 năm 1998 trên Sega Saturn). Nội dung bao gồm Langrisser I&II, II chính là Der Langrisser nhưng có thêm một số Scenario mới.
** Langrisser II (Ngày 20 tháng 11 năm 1998, Unbalance phát hành trên Win9X)
* Langrisser III (Ngày 18 tháng 10 năm 1996 trên Sega Saturn)
** Langrisser III (Ngày 27 tháng 10 năm 2005, Taito phát hành trên PlayStation 2)
*Langrisser IV (Ngày 18 tháng 06 năm 1998 trên Sega Saturn)
** Langrisser IV&V Final Edition (Ngày 28 tháng 01 năm 1999 trên PlayStation)
* Langrisser Tribute (Ngày 23 tháng 12 năm 1998, trên Sega Saturn). Đây là gói sản phẩm từ Langrisser I~V. Nội dung của II giống như trong Dramatic Edition.
* Langrisser Millennium (Ngày 13 tháng 11 năm 1999 trên Dream Cast, PC). Kể từ phiên bản này, nhân vật do họa sĩ truyện tranh Kaishaku thiết kế.
** Langrisser Millennium THE LAST CENTURY (Ngày 09 tháng 03 năm 2000 trên Wonder Swan)

Langrisser I trên PC là phiên bản duy nhất được chuyển ngữ sang tiếng Anh với cái tên War Song. Một số phiên bản PC khác như Langrisser III cũng được chuyển ngữ sang tiếng Hoa và tiếng Đại Hàn.



Langrisser I 

Langrisser I ( ラングリッサーI ) là tên gọi chung của các phiên bản phần đầu game chiến thuật đầu tiên trong series của hãng Masaya. Phần đầu được phát hành lần đầu tiên trên máy Mega Drive vào ngày 26 tháng 04, năm 1991. Sau đó nó được remake lại với cái tên Langrisser Hikari no matsue (hậu duệ ánh sáng) trên PC Engine. Ngày 31 tháng 07 năm 1997, phần đầu được đưa chung vào một đĩa CD Langrisser I&II trên PlayStation, cùng với Langrisser II. Tại Nhật Bản, series game này được xếp vào mục Simulation RPG.



Khái yếu

Langrisser I là phần đầu tiên trong series, dù nội dung của nó không phải là điểm bắt đầu cho toàn bộ câu chuyện trong series này. Langrisser giới thiệu người chơi đến với thế giới của Langrisser bằng truyền thuyết về một thanh kiếm có sức mạnh vô song, ban cho người sở hữu nó khả năng vô hạn. Những kẻ tham lam luôn tìm cách chiếm đoạt thanh kiếm Langrisser này và đã xảy ra không biết bao cuộc chiến xoay quanh thanh kiếm này. Nhưng chỉ có những người được gọi là "hậu duệ ánh sáng" (hikari no matsuei) mới có khả năng sử dụng thanh kiếm này. Langrisser được vương gia Baldia, dòng dõi của người anh hùng cổ xưa trong truyền thuyết bảo vệ nên cả đại lục được bình an trong một thời gian dài. Nhưng rồi một ngày nọ, Hoàng đế Digos kéo đại binh đế quốc Darsis sang tấn công vương quốc Baldia. Mục tiêu thì ai cũng rõ, Digos muốn chiếm đoạt Langrisser. Vương tử Ledin buộc phải trốn chạy khỏi lâu đài Baldia cùng một số tùy tùng...

So với các phiên bản còn lại trong series thì Langrisser I đơn giản hơn rất nhiều ở mặt nội dung và gameplay. Game không cho phép người chơi chọn lựa con đường đi riêng của mình mà toàn bộ quá trình chơi chỉ kể lại câu chuyện dưới một góc nhìn cố định của vương tử Ledin mà thôi.

Langrisser I còn có một phiên bản trên PC được dịch hoàn toàn sang tiếng Anh với cái tên War Song. Tuy nhiên tên nhân vật trong War Song được đổi hoàn toàn khác so với bản tiếng Nhật trên console.

Gameplay


Langrisser I có gameplay đặc trưng của series game này. Cụ thể xin xem thêm bài Langrisser.


Các nhân vật chủ yếu trong Langrisser I


Vương quốc Baldia

+ Ledin ( レディン, lồng tiếng: Horikawa Ryō): Vương tử vương quốc Baldia, tài năng kiếm thuật siêu quần, là người mong muốn hòa bình hơn ai hết. Vì đất nước bị đế quốc Darsis tấn công nên Ledin phải bỏ thành trốn đến chỗ một người bạn của phụ vương và là người còn sống sót duy nhất của vương gia Baldia.


[​IMG]

+ Criss ( クリス, lồng tiếng: Hiramatsu Akiko/Minaguchi Yuko): Một thiếu nữ trên đường hành hương được Ledin cứu giúp và sau này hợp tác với Ledin.
+ Narm ( ナーム, lồng tiếng: Shimazu Saeko/Tōma Yumi): Trung đội trưởng đội cận vệ binh vương quốc Baldia. Narm được quốc vương Baldia tín nhiệm và mang trọng trách bảo vệ vương tử Ledin trốn thoát khi đại quân Darsis tấn công. Ở kết thúc tốt đẹp, Narm cùng Lance xây dựng vương quốc Kalzath.
+ Jessica ( ジェシカ, lồng tiếng:Satō Ai/Hisakawa Aya): Thao khảo ở bài Der Langrisser.


+ Tila ( テイラー, lồng tiếng: Horiuchi Kenyu/Ishikawa Eiji): Vốn là một hải tặc, thời trẻ đã từng giao đấu với quốc vương Baldia, cảm mến tài đức mà gia nhập vào quân đội vương gia.

+ Albert ( アルバー, lồng tiếng: Inaba Minoru/Asō Tomohisa): Đội trưởng đội cảnh vệ ở biên cảnh vương quốc Baldia. Lúc Darsis tấn công, Albert còn đang trấn thủ thành nhưng khi Ledin xuất hiện thì cùng hợp lưu với cánh quân này.


+ Volcof ( ヴォルコフ, lồng tiếng:Ginga Banjō/Ogawa Shinji): Lão kỵ sĩ vương quốc Baldia có nhiệm vụ hướng dẫn cho Ledin, nhưng sau chết vì trúng tên độc.


+ Horking ( ホーキング, lồng tiếng:Tahara Aruno): Lãnh chúa Salrath, bạn cũ của quốc vương Ilzack, sau hợp lực với Ledin để giành lại Langrisser đã rơi vào tay Digos.


+ Thon (ソーン, lồng tiếng: Eigawa Hisao): Đội trưởng đội cảnh bị Salrath, hết mực trung thành với chủ. Vâng mệnh Horking đến giúp đỡ Ledin.


+ Ilzack ( イルザック, lồng tiếng:Ooki Tamio): Quốc vương Baldia, người biết rõ bí mật của Langrisser nên để cho Ledin chạy thoát còn bản thân thì ở lại tử thủ thành. Ilzack được mô tả là một minh quân trong game, nhưng nhiều người chơi nhận định rằng đây là một "người tốt nhưng phạm sai lầm về mặt quốc phòng khiến đất nước và muôn dân nguy hại, không còn tư cách là người đứng đầu một đất nước".

Vương quốc Darsis

Digos ( ディゴス, lồng tiếng: Asō Tomohisa): Hoàng đế của đế quốc Darsis, là kẻ gây ra cuộc chiến với Baldia nhằm đoạt lấy thánh kiếm Langrisser, thống trị cả đại lục. Digos được các thuộc hạ của mình mến mộ nhưng chẳng qua cũng chỉ là con rối trong tay Bozel.


Lance ( ランス. lồng tiếng:Inoue Kazuhiko): Đội trưởng đội kỵ sĩ cận vệ của đế quốc Darsis. Vì mặc áo giáp đen toàn thân nên Lance được gọi là hắc kỵ sĩ, được thuộc hạ mến mộ vì tính khí khái, trọng tinh thần kỵ sĩ đạo. Khi ma tộc ở Velzeria tấn công, Lance đã hợp tác với Ledin và một mình đánh nhau với đông đảo ma tộc. Sau, Lance kết duyên với Narm, cùng xây dựng vương quốc Kalzath.




Der Langrisser 


[​IMG]
Ma kiếm Alhazard và cổ thành Baldia trong Der Langrisser

Langrisser II ( ラングリッサーII) là phiên bản tiếp theo của Langrisser I trong series game chiến thuật Langrisser của hãng Nippon Computer System (NCS). Game được phát hành trên hệ máy Mega Drive vào ngày 26 tháng 8 năm 1994.
Game này còn được remake lại trên hệ máy Super Famicom với nội dung của Langrisser II nhưng được lồng thêm nhiều hướng đi, nhiều kết thúc khác nhau, tùy thuộc vào chọn lựa của người chơi. Phiên bản Super Famicom được bán ra vào ngày 30 tháng 06 năm 1995 với tên gọi Der Langrisser (デア ラングリッサー ). Der Langrisser được xem là một trong những phiên bản thành công nhất trong lịch sử Langrisser. Do đó có thể xem Der Langrisser là một phần mở rộng của Langrisser II và bài này sẽ dùng Der Langrisser để giải thích cho Langrisser II.


Khái yếu

Về mặt thời gian phát hành và thời gian trong câu chuyện thì Langrisser II là phiên bản nối tiếp câu chuyện của Ledin trong Langrisser I nhưng chỉ có một hướng đi duy nhất, người chơi không thể tự do lựa chọn hướng đi cho mình. Một năm sau khi phát hành, nhà sản xuất đã thêm vào phiên bản Langrisser II cũ nhiều tình huống, nhiều Scenario và nhiều hướng đi phát sinh, dẫn đến nhiều kết thúc khác nhau. Phiên bản này được gọi là Der Langrisser trên máy Super Famicom. Ngày 26 tháng 04 năm 1996, Der Langrisser còn xuất hiện trên hệ máy PC-FX với cái tên "Der Langrisser FX". Sau đó, vào ngày 31 tháng 07 năm 1997, toàn bộ nội dung của Der Langrisser và nội dung của phiên bản trước (Langrisser I) được đưa vào chung một đĩa CD trên PlayStation với cái tên Langrisser I&II. Phiên bản PlayStation này có thêm một số đoạn phim anime, nhiều cải tiến về hình ảnh so với trước và cho phép người chơi chọn lựa chơi Langrisser I hoặc Der Langrisser. Ngày 26 tháng 02 năm 1998, nội dung của Langrisser II cũng xuất hiện trong phiên bản Sega Saturn là Langrisser Dramatic Edition. Cả trong Langrisser I&II và Langrisser Dramatic Edition, tuy phần thứ hai này được gọi là Langrisser II nhưng thực chất nội dung lại là Der Langrisser, tức là phần mở rộng của Langrisser II.

Ngày 20 tháng 11 năm 1998, nội dung của Der Langrisser còn được đưa sang Windows (9x) do Unbalance phát hành. Ngày 16 tháng 04 năm 2003, Sega cũng phát hành phiên bản Langrisser II (nội dung giống với bản Mega Drive, tức là Langrisser II nguyên thủy) trên Windows Me/2000/Xp. Bắt đầu từ ngày 25 tháng 12 năm 2007, nội dung của phiên bản Mega Drive còn xuất hiện trên Virtual Console của Wii.
Langrisser II, Der Langrisser cũng là phiên bản có số nhân vật là hậu duệ ánh sáng đông nhất.

Nội dung

Nhân vật chính của tác phẩm là Elwin, trên bước đường lưu lạc giang hồ gặp gỡ một pháp sư trẻ tuổi là Hein. Cả hai cùng lang thang khắp nơi, đến khi bước vào ngôi làng sinh sống của Hein thuộc lãnh địa Salrath thì hay tin cô nương Riana, một người bạn thời thơ ấu của Hein sống ở ngoài làng bị đội Thanh long kỵ sĩ của Đế quốc Leigald bắt đi. Hein và Elwin vì nghĩa mà tham gia giải cứu Riana, để rồi sau đó câu chuyện dẫn dắt họ sang nhiều sự kiện khác nhau. 


Tuy câu chuyện của Langrisser II, hay Der Langrisser chỉ diễn ra ở đại lục El Sallia nhưng trong đoạn mở đầu của Der Langrisser trên SNES lại có đoạn sấm truyền liên quan đến đại lục Yeless: "Một năm khi hung tinh màu đỏ nổi trên bầu trời Yeless, từ vùng đất Velzeria xa xăm bị nguyền rủa, xuất hiện một kẻ mang dã tâm to lớn..."



Hung tinh màu đỏ chính là mặt trăng Crimso được nhắc tới trong Langrisser V và có liên quan đến ma kiếm Alhazard.

Về mặt nội dung thì bản Langrisser II trên Mega Drive chỉ có một hướng đi duy nhất. Trong khi đó bản Der Langrisser trở về sau có thêm ba hướng đi mới là Đế quốc, Bóng tối và hướng đi Độc lập. Hướng đi ánh sáng như trong Langrisser II được xem là chính thống trong Der Langrisser.


Gameplay

Về mặt gameplay thì Langrisser II hay Der Langrisser đều không thay đổi gì so với phiên bản Langrisser I trước đây. Chi tiết xin xem thêm bài Langrisser I.
Der Langrisser là một phiên bản rất thành công vì sự đồ sộ của nó. Game có cả thảy 78 Scenario, bao gồm cả các Scenario ẩn, mặc dù mỗi hướng đi chỉ có chừng 20, 21 Scenario mà thôi. Der Langrisser cũng có chừng 10 kết thúc khác nhau, tùy thuộc vào hướng đi của người chơi chọn lựa. Ngay cả trong cùng một hướng đi, kết thúc vẫn có thể khác nhau, tùy vào hành động, chọn lựa của người chơi khi xảy ra các tình huống phân nhánh. Game có cả thảy 18 nhân vật khác nhau, một con số khá lớn đối với game RPG. Vì vậy để chơi hết 78 Scenario này, người chơi phải chơi lại rất nhiều lần, mỗi lần phải thử những hướng đi, cách chọn lựa khác nhau và đây chính là mặt thành công của Der Langrisser.
Kể từ Der Langrisser trở đi thì chưa thấy phiên bản này vượt qua được sự đồ sộ và phong phú của nó.

Các hướng đi trong Der Langrisser

Der Langrisser có các hướng đi được phân chia như dưới đây. Và tuy cùng một hướng đi nhưng phụ thuộc vào việc người chơi có thỏa mãn các điều kiện được đưa ra hay không mà kết thúc, màn chơi cũng sẽ khác nhau. Mỗi hướng đi trong Der Langrisser khoảng 20 Scenario, nhưng bản thân Der Langrisser có tới gần 100 Scenario. Điều này cho thấy sự phân nhánh trong nội dung, màn chơi của Der Langrisser là rất lớn.

Hướng đi Ánh sáng (光輝ルート): Ngay từ Scenario đầu tiên, khi Elwin và Hein tham gia giải cứu Riana, sau đó hộ tống Riana đến thần điện Estool rồi từ đó biết được bí mật về ma kiếm Alhazard cũng như động cơ truy bắt Riana của Đế quốc Leigald. Đến Scenario 07, Leon sẽ thuyết phục Elwin theo về Đế quốc Leigald với mình (nếu người chơi hội đủ một số điều kiện trước đó), nếu không đồng ý thì Elwin sẽ tiếp tục ở lại với nhóm bạn Riana và sẽ không còn cơ hội thay đổi hướng đi nào nữa. Đây là hướng đi chính thống của Der Langrisser và là hướng đi duy nhất của Langrisser II (Elwin không thể lựa chọn theo Leon). Chủ trương của nhóm người này là không dùng vũ lực để tiêu diệt chiến tranh, bảo vệ thánh kiếm khỏi bàn tay dã tâm của các thế lực khác. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì rốt cuộc họ cũng phải hành xử vũ lực đối với kẻ khác.




Hướng đi Đế quốc (帝国ルート): Tuy ban đầu chạm trán với đội Thanh long kỵ sĩ của Đế quốc Leigald nhưng dần dần Elwin cũng nhận ra rằng họ là những con người sống chết vì lý tưởng, mong muốn có được sức mạnh để thống nhất đại lục, dẹp tan chiến loạn. Nếu hội đủ một số điều kiện, đến cuối Scenario 07 thì Leon, đội trưởng đội Thanh long kỵ sĩ sẽ xuất hiện và thuyết phục Elwin theo mình. Nếu đồng ý, những người bạn trước kia của Elwin, trừ Hein và Rouga sẽ rời bỏ anh ta và trở thành kẻ địch. Theo chân Leon, Elwin lên đường tìm thánh kiếm Langrisser mang về cho Hoàng đế Bernhalt. Đến Scenario 11, sau khi lấy được Langrisser tại cổ thành Baldia thì trong tâm trí Elwin nảy sinh hai lựa chọn. Nếu lựa chọn trao Langrisser cho Đế quốc thì Elwin sẽ được dẫn về Leigald, trở thành một tướng quân đắc lực của Hoàng đế và không còn cơ hội nào để thay đổi hướng đi nữa. Chủ trương của nhóm người này là dùng vũ lực, sức mạnh có thể để đàn áp các cuộc chiến, thống nhất đại lục để mang lại hòa bình.




Hướng đi Bóng tối (闇ルート):Nếu ở Scenario 07, Elwin đồng ý theo Leon về với Đế quốc Leigald thì đến Scenario 11, sau khi lấy được Langrisser thì Elwin sẽ phân vân giữa hai lựa chọn. Nếu chọn không trao Langrisser lại cho Leon thì lực lượng Đế quốc sẽ trở thành địch thủ của Elwin nhưng lúc đó lực lượng ma tộc của Bozel sẽ xuất hiện để hỗ trợ ở Scenario 12. Từ đây Elwin làm theo mọi chỉ dẫn của Bozel, đến Scenario 16, khi giải trừ phong ấn cho ma kiếm Alhazard thì thánh kiếm Langrisser lúc này trong tay Elwin cũng bị ảnh hưởng và được giải phong ấn, phát huy sức mạnh thực sự của mình. Đến đây Elwin lại có hai lựa chọn, nếu vẫn trung thành với Bozel thì sẽ không còn cơ hội nào khác để thanh đổi hướng đi nữa và kết cục Elwin trở thành tay sai của Bozel, nhấn thế gian chìm ngập vào trong bóng tối.


Hướng đi Độc lập (独立軍ルート):Đây là hướng đi của bá giả. Nếu chọn theo ma tộc của Bozel rồi sau đó phản bội Bozel ở Scenario 16 thì Elwin tự biến mình thành kẻ thù của tất cả các lực lượng còn lại. Đây là hướng đi khó khăn nhất vì số lượng nhân vật theo Elwin rất ít và không có lực lượng NPC hậu thuẫn như các hướng đi kia. Chủ trương của Elwin ở hướng đi này là tự mình dùng sức mạnh của Alhazard và Langrisser để thâu tóm đại lục, tiêu diệt các phe đối lập để mang lại hòa bình. Ở Scenario cuối cùng, Elwin tiêu diệt cả nữ thần ánh sáng Lushiris cùng tổ tiên Ledin của mình tại thiên giới Neo Gloria.

Sau khi tiêu diệt hết các phe đối lập, Elwin thống nhất đại lục và trở thành bá chủ thế giới. Trong trận đánh cuối cùng này, tùy vào việc Riana có còn sống sót hay không mà kết thúc của game cũng khác.




Các nhân vật chính yếu trong Der Langrisser

+ Elwin ( エルウィン, lồng tiếng: Kusao Takeshi):Nhân vật chính của tác phẩm, 20 tuổi. Elwin là con cháu của Ledin trong Langrisser I, là hậu duệ của ánh sáng, một trong các nhân vật sử dụng được Langrisser trong game. Elwin vốn là một đứa trẻ mồ côi được Drein (ドレン) nuôi nấng và dạy dỗ, nhưng rồi Drein bị kẻ nào đó sát hại. Elwin lên đường lang thang khắp nơi để truy tìm kẻ ám sát nghĩa phụ của mình, rồi cứu giúp Hein đang trong bước đường cùng. Khi cả hai đến một ngôi làng nhỏ ở Salrath thì cũng là lúc bắt đầu câu chuyện.

[​IMG]

Có thể nói Elwin là nhân vật độc đáo nhất trong các nhân vật xuyên suốt series Langrisser. Nhân vật này độc đáo ở tính đa diện, tính cách thay đổi tùy theo hướng đi mà người chơi lựa chọn. Ở hướng đi Ánh sáng, Elwin là kiểu nhân vật anh hùng điển hình, chuộng hòa bình. Ở hướng đi Đế quốc, hình mẫu Elwin có biến đổi đôi chút nhưng về cơ bản cũng không khác, mong muốn thống nhất đại lục, dẹp trừ chiến tranh bằng sức mạnh của mình. Ở hướng đi Bóng tối và hướng Độc lập, Elwin đổi khác rất nhiều, về ngôn từ tỏ ra bạo động hơn, vì lợi ích, lý tưởng của mình mà thản nhiên tàn sát những người đồng đội từng sát cách bên mình trước kia. Tùy thuộc vào lựa chọn của người chơi mà Elwin có thể là một đấng cứu thế hoặc tay sai của ác quỷ, hoặc tự bước đi trên con đường chông gai để trở thành bá chủ toàn cõi.

+ Hein ( ヘイン, lồng tiếng:Yamada Kappei):Thiếu niên 17 tuổi sống ở ngôi làng gần lãnh địa Salrath. Trên đường học trở thành pháp sư, Hein được Elwin cứu mạng sống trong lúc nguy khốn. Vì cảm cái ân này, Hein là nhân vật duy nhất luôn theo sát Elwin dù ở bất cứ hướng đi nào. Ban đầu Hein tỏ ra ngưỡng mộ tài năng pháp thuật của Jessica và xin nhận làm đệ tử.

+ Rouga ( ロウガ, lồng tiếng:Genda Tesshō):Một kiếm sĩ, bị binh có tiếng tăm ở đại lục. Nhân vật này chỉ xuất hiện kể từ Der Langrisser mà thôi. Rouga sống bằng nghề đánh thuê, lang thang đây đó để tìm kiếm người em gái Sonya đã mất tung tích. Rouga theo Elwin ở mọi hướng đi, trừ hướng Ánh sáng. Ở phiên bản trên Sega Saturn còn có thêm tình huống Rouga sát hại Hoàng đế Bernhalt, Rouga nhận mũi tên của Jessica thay cho Elwin. Cuối cùng, bản Saturn còn mô tả Rouga và Sonya như một cặp nhân tình chứ không phải anh em.

===Các nhân vật ở hướng đi Ánh sáng===

+ Lushiris ( ルシリス, lồng tiếng:Hiramatsu Akiko):Nữ thần ánh sáng cai quản thiên giới Neo Gloria. Lushiris là nữ thần của pháp luật, thịnh trị, an thái và lòng từ bi, do đó đối lập hoàn toàn với Chaos. Lushiris là hiện thân thần cách hóa của ánh sáng, đối nghịch với Chaos.

+ Jessica ( ジェシカ, lồng tiếng:Ban Keiko):Từ Der Langrisser trở đi thì nhân vật này chỉ xuất hiện với tư cách NPC. Chỉ có ở Langrisser II phiên bản Mega Drive thì Jessica mới trở thành nhân vật điều khiển được. Nhưng lần này chưa được 20 năm kể từ lần đầu thai mới nên Jessica giờ đây không còn nhiều sức mạnh nữa.

+ Riana ( リアナ, lồng tiếng:Kōda Mariko): Nữ nhân vật chính trong tác phẩm, 20 tuổi, bạn thời thơ ấu của Hein. Riana vốn là đứa trẻ mồ côi bị vứt trước cổng thần điện ánh sáng, được các tư tế ở đó nuôi dạy và trở thành vu nữ (người nữ múa hát, tế lễ ở đền thờ) của thần điện ánh sáng. Riana cũng là một hậu duệ của ánh sáng, có khả năng sử dụng Langrisser và là một trong hai nhân vật quan trọng để phá giải, phong ấn ma kiếm Alhazard và thánh kiếm Langrisser. Sau khi được Elwin giải thoát khỏi sự truy đuổi của Đế quốc, Riana đã quyết định lên đường theo Elwin cùng ít nhiều tình cảm nồng nàn dành cho nhân vật này. Tuy nhiên tình cảm của Riana chỉ thành tựu khi Elwin lựa chọn con đường Ánh sáng. Ở hướng đi Bóng tối, Riana và người em song sinh Rana bị Bozel tẩy não và theo Elwin. Riana còn hợp tác với Elwin ở hướng đi Đế quốc nếu hội đủ một số điều kiện. Ở hướng đi còn lại thì Riana xuất hiện với tư cách địch thủ của Elwin. Vì không chịu được ký ức đau buồn với Elwin nên Riana đã nhờ Lushiris (hoặc Jessica) phong ấn ký ức của mình.


+ Sherry ( シェリー, lồng tiếng:Yokoyama Chisa):Công nương thành Kalzath, 18 tuổi. Sherry cũng là một hậu duệ ánh sáng, có khả năng sử dụng Langrisser và là con cháu của Narm và Lance trong Langrisser I. Sherry là nhân vật có tính cách tự do, phóng khoáng, mang tình cảm đối với Elwin, tỏ tình rồi thất tình. Kể từ Der Langrisser thì Sherry xuất hiện với tư cách địch thủ nếu Elwin không theo con đường ánh sáng.

+ Kis ( キース, lồng tiếng:Hori Hideyuki):Quân nhân thành Kalzath, 28 tuổi, có trách nhiệm bảo vệ Sherry. Kis là đội trưởng đội không binh của Kalzath và chỉ theo Elwin ở hướng đi Ánh sáng.

+ Lester ( レスター, lồng tiếng:Yao Kazuki):Đệ tử của Jessica, 32 tuổi, vốn là hải tặc. Lester chỉ theo Elwin ở hướng đi Ánh sáng. Tính cách thô lỗ nhưng lại trọng nhân nghĩa. Lester mắc chứng sợ độ cao, lúc còn làm hải tặc có quen biết với Kis.

+ Auron ( アーロン, lồng tiếng:Shibata Hidekatsu):Lão kiếm sĩ dũng mãnh, thầy dạy kiếm của Sherry. Auron vốn đã về ở ẩn nhưng cuối cùng phải đứng ra bảo vệ dân chúng trước hành động bỉ ổi của nữ tướng Imelda bên Đế quốc Leigald, cuối cùng theo Elwin. Nhân vật này chỉ theo Elwin ở hướng đi Ánh sáng từ Der Langrisser trở về sau mà thôi. Tuy nhiên đây lại là nhân vật lựa chọn từ 3 nhân vật: Scott, Rana và Auron.


+ Scott ( スコット, lồng tiếng:Miki Shin Ichirō):Kỵ sĩ tập sự, con trai của lãnh chúa Salrath. Ban đầu Scott đồng hành với Elwin đến thành Kalzath rồi chia tay tại đây. Nếu Elwin theo hướng Ánh sáng thì mãi sau này Scott gia nhập lại, nhưng nếu Elwin theo hướng khác thì kết cục Scott cùng cha mình phải chết thảm khi quân đội Elwin xâm lược Salrath.

+ Rana ( ラーナ, lồng tiếng:Kōda Mariko):Người em gái song sinh của Riana vốn đã mất tung tích từ lâu. Rana vốn có tư chất về ma thuật nên bị Bozel lợi dụng, tẩy não và tự coi mình là "Dark Princess". Chỉ có ở hướng đi Ánh sáng, Rana mới trở lại trạng thái bình thường. Rana còn hợp tác với Elwin ở hướng đi Đế quốc nếu hội đủ một số điều kiện. Rana mang nhiều tình cảm đối với Leon nên thường xuyên kêu gọi nhân vật này đầu hàng.



===Phe Đế quốc Leigald===


Tất cả các nhân vật thuộc Đế quốc Leigald này chỉ hợp lực với Elwin nếu đi theo hướng Đế quốc.

+ Hoàng đế Bernhalt ( ベルンハルト, lồng tiếng:Sasaoka Shigezō):41 tuổi, khi còn là một anh lính đánh thuê đã chán ngán cảnh đổ máu khắp đại lục. Bernhalt đã thu phục được Egbert và cùng Egbert gây dựng nên Đế chế, trở thành Hoàng đế Leigald đầu tiên. Bernhalt là vị võ đế ý chí sắt đá, quyết tâm thống nhất đại lục, tuyên chiến với các nước và là người có khả năng thao túng sức mạnh của ma kiếm Alhazard mà không bị ảnh hưởng gì. Bernhalt xuất hiện với tư cách NPC (nếu theo hướng Đế quốc) hoặc địch thủ. 


+ Egbert ( エグベルト, lồng tiếng:Aono Takeshi):Thiên tài ma thuật, là người chỉ huy đội hắc long ma đạo sư, vừa là quân sư bên cạnh Bernhalt chỉ vẻ mọi kế sách khôn ngoan. Egbert 40 tuổi (trong tiểu thuyết là 53), vốn là đệ tử của Jessica nhưng vì chạm tay vào những loại ma thuật cấm nên cơ thể lão hóa nhanh chóng, nghe nói còn trấn giữ được pháp thuật trấn áp Chaos.


+ Leon ( レオン, lồng tiếng:Okiayu Ryū Tarō):Đội trưởng đội Thanh long kỵ sĩ, binh đoàn kỵ binh hùng mạnh nhất đại lục. Leon 25 tuổi, là người trung nghĩa sắt đá với vị Hoàng đế của mình. Leon cũng là một hậu duệ ánh sáng, là nhân vật duy nhất có khả năng sử dụng Langrisser bên Đế quốc và là con cháu của Dyhalt trong Langrisser III. Leon cảm ơn nghĩa Bernhalt đã nuôi nấng mình khi còn là đứa trẻ mồ côi nên thề suốt đời phụng sự chủ, luôn xả thân vì lý tưởng của chủ.
Trong các hướng đi khác, nếu Bernhalt bị đánh bại trước thì Leon luôn tuẫn tiết theo.


+ Imelda ( イメルダ, lồng tiếng:Tsuru Hiromi): Nữ tướng của binh đoàn băng long, được mô tả là lạnh lùng, tàn nhẫn và tự cao. Imelda 30 tuổi và chỉ để lộ bản tính hiền lành, có những nét đáng quý khi Elwin theo hướng Đế quốc. Trong phiên bản Saturn còn có thêm chi tiết cho biết Imelda trước kia vốn là công nương của một tiểu quốc nhưng sau bị Leigald dùng vũ lực mà phải xáp nhập, từ đó luôn tâm niệm rằng sức mạnh là tất cả.

+ Balgas ( バルガス, lồng tiếng:Kōri Daisuke): Tướng quân tài năng của Đế quốc, chỉ huy binh đoàn hỏa long. Balgas 39 tuổi, là mãnh tướng danh chấn thiên hạ, luôn quan tâm đến thuộc hạ của mình. Bối cảnh của Der Langrisser còn cho thấy người vợ Elisa của Balgas chuẩn bị sanh con khi câu chuyện bắt đầu. Hạnh phúc trọn vẹn của gia đình Balgas phụ thuộc vào Elwin, nếu đi theo hướng Ánh sáng thì Balgas tử trận dưới tay Elwin mà chưa kịp nhìn mặt con.


+ Leard ( レアード, lồng tiếng:Horikawa Ryō):Thuộc hạ trung thành của Leon, giữ chức phó tướng quân. Leard là một nhân vật quan trọng quyết định việc Leon có thuyết phục Elwin theo mình ở Scenario 7 hay không. Nếu Elwin đánh bại Leard ở Scenario 2 và Zolm ở Scenario 5 thì sẽ không còn cơ hội đổi sang hướng Đế quốc.

+ Zolm ( ゾルム):Thuộc hạ của tướng quân Balgas, tính tình bạo ngược, tự phụ là cánh tay của Balgas. Nếu đánh bại Zolm thì đoạn hội thoại giữa Elwin và Balgas cũng thay đổi.

===Các nhân vật thuộc ma tộc===


+ Chaos (カオス, lồng tiếng:Sasaoka Shigezō, Watanabe Takeshi, Satō Masaharu):Vị thần hỗn mang, tượng trưng của ma tộc, là bản thể của bóng tối. Khó có thể nói Chaos là một ác thần, một tà thần, là hiện thân của tà ác mà chỉ có thể nói rằng Chaos cũng là sức mạnh của thế giới giống như Lushiris, là sự bất diệt giống như bóng tối và đối lập hoàn toàn với Lushiris. Dựa theo lời thoại trong series Langrisser thì Chaos có những đặc điểm là "đối tượng tôn thờ của ma tộc", "xuất hiện khi thế giới đình trệ và hủy diệt nó", "có mục đích thúc đẩy sự phát triển của văn minh".... Chaos còn được cho là chủ thể của ma kiếm Alhazard, là thần cách của bóng tối và sự hỗn mang. Sau khi bị tiêu diệt trong các phiên bản Langrisser, Chaos luôn báo trước sẽ xuất hiện trở lại khi thế giới cần đến sự hỗn mang, cần đến loạn lạc.

+ Bozel (ボーゼル, lồng tiếng:Shiozawa Kaneto):Vương tử bóng tối, đại diện của Chaos. Bozel căm ghét những kẻ cuồng tín vào ánh sáng, trái lại rất yêu thích những kẻ có năng lực. Bozel không phải là cái tên của một nhân vật cụ thể nào, không phải là sự tồn tại cụ thể nào mà chỉ là một cái tên giả, một danh xưng mang tính tượng trưng được ban cho kẻ phụng sự Chaos. Giống như Chaos và bóng tối, Bozel không bao giờ bị tiêu diệt hoàn toàn mà chỉ tạm thời rút lui. Bozel là nhân vật thường xuất hiện trong các phiên bản Langrisser, có thể hồi sinh nhiều lần. Bozel là thân bất tử, chừng nào còn ma kiếm Alhazard và khi nhân vật Bozel mới chưa được khai sinh.

+ Sonya ( ソニア, lồng tiếng:Tomizawa Michie):Em gái Rouga, chỉ xuất hiện từ Der Langrisser trở đi. Rouga vốn là con lai giữa ma tộc và con người, một lần khi anh trai đi vắng thì bị dân làng xông vào đánh nên từ đó sinh ra oán hận loài người, bị Bozel lợi dụng. Sonya hợp lực với Elwin ở hướng đi Bóng tối, Độc lập và Đế quốc (nếu Rouga thuyết phục thành công một số lần).
Trong bản Sega Saturn còn có thêm tình tiết khi Rouga sắp chết, Sonya không còn coi như một người anh trai cùng cha khác mẹ nữa mà coi như người đàn ông của mình. Ở hướng đi Ánh sáng, Sonya mất anh trai, mất chủ (Bozel) và bị ma tộc phản bội nên quyết tâm hồi sinh Chaos để hủy diệt thế giới đã không chấp nhận mình.

+ Faias (ファイアス) :Chính là kẻ đã sát hại cha nuôi Drein của Elwin. Nhân vật này chỉ xuất hiện ở hướng đi Ánh sáng. Faias trong game là một yêu quái nam thuộc ma tộc, nhưng trong tiểu thuyết lại là yêu nữ được sinh ra từ ngón tay út của Bozel.





Langrisser III 


Langrisser III (ラングリッサーIII) là một phiên bản trong series Langrisser của hãng Masaya (Nippon Computer System). Game thuộc thể loại chiến thuật nhập vai và được phát hành trên hệ máy Sega Saturn, vào ngày 18 tháng 10năm 1996, sau đó được remake trên máy PlayStation 2 và được bán ra vào ngày 27 tháng 10 năm 2005.
Đây là phiên bản thứ 3 trong series nhưng không được lòng người chơi lắm vì hệ thống gameplay của nó đã khác quá xa so với truyền thống của series Langrisser này.



Khái yếu

Tuy đây là phiên bản thứ 3 trong series nhưng về nội dung thì phải xếp nó vào phiên bản đầu tiên mới đúng. Bởi vì toàn bộ nội dung của Langrisser III kể về truyền thuyết sự ra đời của thánh kiếm Langrisser, sự ra đời của Bozel, kẻ thù truyền kiếp của các nhân vật chính trong series. Langrisser III cũng giải thích rõ ràng nguồn gốc của các nhân vật xuất hiện trong các phiên bản trước (Langrisser I, II) và các phiên bản sau (Langrisser IV,V)

Gameplay


Bắt đầu từ Langrisser III cho đến Langrisser V, series game này đã có nhiều bước thay đổi đột phá trong gameplay. Khác với hai phiên bản trước, từ Langrisser III trở đi không còn khái niệm turn (lượt chơi) đơn giản giữa các bên nữa. Trong phiên bản này, tất cả các đơn vị đồng thời hành động cùng lúc. Vì vậy nếu muốn cản đường tiến quân của địch thì người chơi cần phải "đọc" trước ý đồ của quân địch, từ đó mở ra nhiều yếu tố chiến thuật hơn. Nhưng cũng chính vì tất cả các đơn vị cùng hành động một lúc khiến cho phần cứng phải xử lý nhiều thông tin nên rất chậm chạp. Một điểm khác biệt nữa là trong Langrisser III, đơn vị tướng chỉ huy sẽ đại diện cho nhóm để hành động. Nghĩa là người chơi không còn điều khiển được các đơn vị lính thuê nữa mà chỉ có thể điều khiển tướng chỉ huy các đơn vị lính. Tuy nhiên game cũng cho phép người chơi sắp xếp vị trí đứng của các đơn vị lính thuê bằng chức năng tự động triển khai theo các trận hình có sẵn.
Langrisser III cũng là phiên bản duy nhất trong series mà đơn vị có HP nhiều hơn 10. Hệ thống chiến đấu của game cũng khá lạ lùng, khi các đơn vị chạm trán nhau thì bãi chiến trường sẽ diễn ra trong khung cảnh 3D rộng lớn chứ không phải 2D như các phiên bản còn lại. Nơi đây, các đạo quân sẽ cùng hành động cùng lúc, mang lại cho người chơi cảm giác xác thực hơn về một trận chiến. Tuy nhiên hệ thống này không được lòng người chơi nên từ Langrisser IV trở đi, Masaya đã quay lại hệ thống chiến đấu truyền thống và chỉ giữ lại yếu tố "lượt chơi" của Langrisser III nhưng cũng đưa thêm "chỉ số phán đoán" vào để thay thế cho yếu tố hành động đồng thời của phiên bản này.


Một điểm khác biệt so với các phiên bản trước nữa là trong Langrisser III, người chơi có thể "lựa chọn" nữ nhân vật chính. Ở phần cuối game sẽ có mục tỏ tình, và nếu thành công thì kết thúc cũng sẽ khác nhau, tùy thuộc vào nhân vật nữ được "lựa chọn". Hệ thống này cũng được áp dụng trong các phiên bản trở về sau.


Nội dung

Vương quốc Larcus (ラーカス) là một tiểu quốc nhưng giàu có nhờ chiếm giữ các vị trí mậu dịch quan trọng và nằm trên vùng đất phì nhiêu. Nhưng một ngày nọ Larcus bị đế quốc Lygria (リグリア) hùng mạnh đem quân thôn tính. Thành phù du (浮遊城) là một di sản cổ đại luôn được Larcus trước nay gìn giữ cũng bị thất thủ trước sức mạnh của Lygria, ngay cả món vũ khí "ma đạo pháo" (một loại đại bác vận hành nhờ ma thuật), con chủ bài của Larcus cũng bị phá hủy. Trước nay vốn dựa chủ yếu vào sức mạnh của "ma đạo pháo" để phòng vệ, nay Larcus như con sói bị bẻ nanh, khiến cho các nước chung quanh trước nay vẫn có ý đồ dòm ngó liền đem quân tấn công, đến cả thủ đô Larcusia cũng thất thủ.
Trong ngày đế quốc Lygria tấn công thành phù du, có chàng kỵ sĩ trẻ Dyhalt vừa kết thúc đợt rèn luyện bên hầu tước William và nhận tước phong kỵ sĩ. Thủy tinh thể, nguồn sức mạnh để thành phù du vận hành bị phá hủy và thế là Dyhalt phải bỏ trốn đến bên tử tước Leimond, người chú của mình đang sống ở một nơi biên cảnh.
Mấy tháng sau, đất nước Larcus hoàn toàn bị các lực lượng xâm lược chiếm đóng, chia cắt và lâm vào cảnh diệt vong. Trước tình hình đó, Dyhalt cùng với tử tước Leimond đứng lên dựng cờ khởi nghĩa, chiêu mộ binh mã để đánh đuổi thế lực ngoại xâm, phục hưng đất nước Larcus.

Các nhân vật chính yếu trong Langrisser III

Vương quốc Larcus: Tiểu quốc này nằm ở vùng đất phì nhiêu, sở hữu lắm khoáng vật và chiếm giữ nhiều vị trí thông thương quan trọng nên trở thành nước phồn thịnh nhất đại lục. Vì vậy mà nhiều lần Larcus đã bị các nước chung quanh tiến đánh nhưng nhờ có thành phù du và ma đạo pháo mà vẫn giữ được độc lập cho đến ngày Lygria xâm lược.

+ Dyhalt ( ディハルト, lồng tiếng: Kamiya Akira): Nhân vật chính của Langrisser III, kỵ sĩ vương quốc Larcus, cha giữ chức quan ngoại giao của vương quốc. Dyhalt được 17 tuổi lúc bắt đầu câu chuyện, tính cách hoang dã, bạn thân của công nương Flea vương quốc Baral từ nhỏ, nhưng đến năm 11 tuổi phải luyện tập trở thành kỵ sĩ nên từ đó không còn gặp nhau nữa. Trong ngày Dyhalt chính thức kết thúc đợt rèn luyện gian khổ và nhậm chức kỵ sĩ thì đất nước này bị đế quốc Lygria tấn công, và từ đó bắt đầu câu chuyện của chàng trai trẻ này.

Dyhalt là tổ tiên của Leon trong Langrisser II, và dựa vào đoạn hội thoại trong Screnario ẩn thứ hai thì cũng biết được cả Ledyn và Elwin cũng có dòng máu của Dyhalt. Dyhalt được vẽ với một thanh kiếm Nhật (katana) đeo trên vai, chính là thanh kiếm Kotetsu do Kirikaze nhường lại. Và đó cũng chính là thanh katana mà Leon đeo bên hông ở Langrisser II.

+ Tiatris ( ティアリス, lồng tiếng: Kanai Mika): Con gái của hầu tước William, người chịu trách nhiệm tối cao ở thành phù du. Tiatris được 11 tuổi khi câu chuyện bắt đầu, tính cách ngây thơ chất phát và tuy không thể hiện ra mặt nhưng luôn mang nỗi hận cha mình bị giết mà tham gia vào đội quân biệt động. Tiatris là nhân vật có tư chất ma thuật. Nếu người chơi không chọn Tiatris kết hôn với Dyhalt ở cuối game thì Tiatris sẽ lấy Luin và trở thành tổ tiên của Ledyn và Elwin ở Langrisser I và II.

+ Luin ( ルイン, lồng tiếng: Hibino Akari): Con trai của tử tước Leimond, 14 tuổi. Luin có vẻ khiêm tốn nhưng lại rất tò mò, tính tình trong sáng và ngay thẳng. Luin chính là tổ tiên của Ledyn và Elwin sau này.

+ Gilbert ( ギルバート, lồng tiếng: Matsumoto Yasunori): Là một kiếm sĩ lừng danh khắp đại lục trước kia, nhưng từ khi con gái mất thì Gilbert đã vứt bỏ thanh kiếm, ẩn dật một mình để trông nom bên mộ con gái. Vì vậy mà Gilbert đã từ chối lời mời tham gia đội biệt động của Dyhalt nhưng vì di ngôn của con gái mà lại cầm kiếm lên, tham gia vào chiến tranh.

+ Luna ( ルナ, lồng tiếng: Kasahara Hiroko): Con gái của nam tước Trand, một danh tướng lừng lẫy khắp đại lục. Luna là nhân vật trọng lễ nghĩa phép tắc, thừa hưởng đầu óc chiến lược và võ nghệ của cha mình, giữ chức phó tướng kiêm quân sư của Dyhalt. Luna cũng là một trong số các nhân vật nữ nằm trong khả năng lựa chọn của Dyhalt.
Nam trong Langrisser I, Sherry trong Langrisser II và Sigma, Claret trong Langrisser V chính là hậu duệ của Luna.

+ Sophia ( ソフィア, lồng tiếng: Mizutani Yuko): Vu nữ canh giữ đền thờ Farbel, trấn thủ cổng phía nam của Lushiris Gate. Sophia là kiểu nhân vật hiền từ đối với con người nhưng lại không khoan nhượng trước ma tộc. Sau bị tộc người nguyên thủy Sika bắt làm vật hy sinh. Sophia là nhân vật duy nhất có thể phong ấn, giải phóng thánh kiếm và ma kiếm.
Sophia cũng là một trong các nhân vật nữ có thể được Dyhalt lựa chọn và là tổ tiên của Riana, Larna trong Langrisser II.

+ Kirikaze ( 霧風, lồng tiếng: Itō Eiji): Một samurai phái song kiếm (Nito Ryu) xuất thân từ một nước xa xôi ở phương đông. Kirikaze được 31 tuổi khi câu chuyện bắt đầu và đang truy đuổi ma nữ đã tiêu diệt đất nước mình, sát hại chúa công và vợ con của mình.

+ Farbel ( ファーベル, lồng tiếng: Sasaoka Shigezō): Đại tư giáo thần điện ánh sáng, trấn thủ cổng phía đông của Lushiris Gate. Farbel tính tình ôn hòa nhưng đầy quyết tâm.

+ Jessika ( ジェシカ, lồng tiếng: Satō Ai): Nữ ma thuật sư sở hữu nhiều tri thức về ma thuật. Về phía con người thì đây là nhân vật duy nhất xuất hiện trong các series Langrisser và là hóa thân đại diện của nữ thần ánh sáng Lushiris trên trần gian. Jessika có thể dùng thuật đầu thai để tái sinh, giữ được tuổi trẻ và sống hàng trăm năm. Kể từ phiên bản này trở đi, Jessika sống cả ngàn năm để bảo vệ thánh kiếm Langrisser trên trần gian.

Đế quốc Lygria: Nằm ở phía bắc của Larcus. Dân số của Lygria ngày càng gia tăng nhưng phần lớn đất đai lại nằm ở vùng phía bắc lạnh giá nên đời sống dân chúng ngày càng khốn khổ. Vì thế Lygria nhiều lần đem quân thôn tính Larcus giàu có nhưng đều bị ma đạo pháo của thành phù du chặn đứng.

+ Althemura ( アルテミュラー, lồng tiếng: Shiozawa Kaneto): Nguyên soái của đế quốc Lygria tuy mới 19 tuổi và giữ tước vị đại công tước. Althemura là con trai của hoàng đế đời trước, giữa quyền thừa kế ngôi đế hàng thứ hai. Đây là nhân vật văn võ song toàn, một quân nhân xuất sắc, một tướng chỉ huy đại tài, một quân sư hạng nhất. Althemura đau khổ trước cảnh dân chúng sống lầm than trong giá lạnh nên đã quyết định đem quân tấn công thành phù du của đất nước Larcus giàu có.
Althemura là tổ tiên của Sigma trong Langrisser V.
Ở cuối game, Althemura nổi thịnh nộ khi người yêu Farna bị cướp đi nên đã bị ma kiếm Alhazard nhập hồn, biến thành vương tử bóng tối Bozel. Đây cũng là nhân vật ảnh hưởng tới kết thúc của game. Nếu Farna (đã hồi sinh nhờ ma lực của bóng tối) hoặc trung thần Emalink can gián thành công thì Althemura bị thánh kiếm Langrisser đâm chết, nhưng sau đó trở lại thành Althemura bình thường và có được kết thúc hoàn hảo. Nếu thuyết phục thất bại thì Althemura sẽ chết trong trận đánh cuối cùng, sau đó Farna cũng tự vẫn theo và trở thành kết thúc bình thường.

+ Claist đời thứ tư ( クライスト四世, lồng tiếng: Inaba Minoru): Hoàng đế của đế quốc Lygria, em trai của hoàng đế đời trước. Sau khi anh trai mất thì Claist lên ngôi hoàng đế, tuy tin tưởng ở Althemura trong vai trò nguyên soái nhưng lại nghi ngờ khả năng lãnh đạo thiên hạ của con trai mình.

+ Farna ( ファーナ, lồng tiếng: Inoue Kikuko): Một trong bốn tướng quân của đế quốc Lygria, một nhân vật nữ tài sắc vẹn toàn. Farna 17 tuổi, giữ chức phó tướng của Althemura và có một tình yêu nồng cháy với Althemura. Ở phần cuối, Farna chết vì chắn tên cho Althemura, sau đó được hồi sinh nhờ sức mạnh bóng tối của người yêu, lúc này đã trở thành Bozel. Ở cái kết hoàn hảo, vì bị mất nguồn cung cấp ma lực bóng tối nên Farna ngày càng yếu đi, nhưng sau theo Althemura rong ruổi khắp nơi để tìm một thanh kiếm có khả năng ban cho mình sự sống để trường thọ. Thanh kiếm đó chính là kiếm chuyên dụng của Sigma ở Langrisser V.

+ Emalink ( エマーリンク, lồng tiếng: Okano Kōsuke): Một trong bốn tướng quân của Lygria. Ngoài tài năng võ nghệ tuyệt luân, Emalink còn là một nhà chiến lược tài ba, thề tận trung với Althemura, coi trọng tinh thần thượng võ của kỵ sĩ đạo.

+ Gaiel ( ガイエル, lồng tiếng: Inaba Minoru): Một trong bốn tướng quân của đế quốc, thủ lãnh của đội không binh. Gaiel là kiểu nhân vật không chừa bất cứ thủ đoạn nào để đạt mục đích. Gaiel luôn bất mãn vì phải nằm dưới trướng Althemura là kẻ ít tuổi hơn và cũng kém kinh nghiệm thực chiến hơn. Ở cuối game, Gaiel bị Althemura giết chết nhưng sau được Chaos cứu sống và trở thành một trong các ma tướng ở Langrisser V.

Vương quốc Baral ( バーラル): Một nước nằm ở phía nam của Larcus, không phồn thịnh bằng và cũng kết quan hệ đồng minh hữu hảo với Larcus.

+ Flea ( フレア, lồng tiếng: Yoshida Konami): Công nương của vương quốc Baral, 16 tuổi, kiếm thuật không thua kém các trang nam nhi. Khi biết phụ vương mình đem quân tấn công Larcus, Flea đã cử binh chống lại. Flea là kiểu nhân vật được thuộc hạ, bách tính yêu mến và chơi thân quen với gia đình Dyhalt từ nhỏ. Flea cũng là một trong số các nhân vật nữ được chọn. Trong câu chuyện, có lúc Flea nhảy từ trên cầu tự vẫn, nếu muốn có kết thúc hoàn hảo thì Dyhalt phải thuyết phục 3 lần thành công và khiến Flea nảy sinh tình cảm yêu mến.

+ Wilder ( ウィルダー, lồng tiếng: Chafurin): Quốc vương Baral, tính cách ôn hòa điềm đạm, kết giao đồng minh với Larcus nhưng bỗng dưng tính tình trở nên bạo ngược, phá vỡ giao kèo và đem quân đánh Larcus. Nguyên nhân là trong lúc đi săn, quốc vương Wilder ngã từ trên vực xuống khi cứu Flea đi lạc trong rừng, từ đó trở đi bị ma tướng Lag điều khiển.

+ Dios ( ディオス, lồng tiếng: Hiyama Nobuyuki): Tướng quân của Baral, ban đầu vốn là bị binh nhưng sau được quốc vương Wilder cất nhắc lên. Dios là kiểu nam nhi nhiệt huyết tràn đầy chính nghĩa, ghét tà ác và mang nhiều phản cảm với quốc vương khi ông bị Lag mê hoặc.

Velzeria ( ヴェルゼリア ): Vùng đất ở phía đông bắc của Larcus, phía đông của Lygria và là lãnh địa của ma tộc. Đây là vùng đất bí ẩn không một ai biết được thông tin gì, cư dân của nó cũng từng âm mưu đàn áp loài người, xây dựng thế giới của ma tộc nhưng không thành công vì sự hiện diện của Lushiris Gate.

+ Bozel ( ボーゼル, lồng tiếng: Itō Eiji): Ma vương của ma tộc, tự xưng là vương tử bóng tối. Bozel chỉ là cái tên của kẻ được ma kiếm Alhazard thừa nhận, có mục đích gây xáo trộn nơi thế giới loài người, khiến con người đánh nhau, mệt mỏi rồi nhân cơ hội đó mà chinh phục con người. Nhân vật Bozel trong phiên bản này khác với Bozel trong tất cả các phiên bản còn lại của series.
Sau khi bị Dyhalt tiêu diệt, nhân vật trở thành Bozel tiếp theo là Althemura, tiếp sau đó là Paul. Đây mới chính là nhân vật Bozel xuất hiện trong các phiên bản còn lại.


+ Grob, kẻ điều khiển xác chết ( 死人使いグロブ, lồng tiếng: Inaba Minoru): Một trong ba ma tướng, có khả năng hồi sinh người chết, tính cách tàn nhẫn.

+ Fealakia, kẻ biến hóa ( 変幻のフェラキア, lồng tiếng: Hibino Akari): Nữ yêu, một trong ba ma tướng Velzeria, có khả năng biến thành kẻ khác để mê hoặc, phá hoại ngầm. Tính cách cao ngạo.

+ Kẻ điều khiển trùng Lag ( 蟲使いラグ, lồng tiếng: Chafurin bản Saturn, Sasaoka Shigezō bản PS2): Một trong ba ma tướng, có khả năng tiêm nhiễm trùng vào cơ thể những người yếu đuối để điều khiển họ.

+ Tộc Sika ( シカ族 ): Tộc người nguyên thủy sống ở miền đông nam đại lục. Họ sống chủ yếu bằng nghề săn bắn và giữ nghi thức hy sinh tế thần. Tộc người này cũng xuất hiện trong Langrisser I.


Vương quốc Corsia ( コルシア ): Một tiểu quốc nằm ở phía tây Larcus, tây nam của đế quốc Lygria. Khi biết thành phù du bị hạ, vương quốc này thừa cơ đục nước béo cò, đem quân tấn công Larcus, nhưng đây không phải là một nước mạnh về quân sự.

Thiên giới: Một vùng không gian đặc biệt nơi thần linh sinh sống, khác với trần gian.

+ Lushiris ( ルシリス, lồng tiếng: Inoue Kikuko): Nữ thần trật tự, được vương quốc Larcus tôn thờ là nữ thần ánh sáng. Lushiris bảo vệ Larcus khỏi sự tấn công của ma tộc thông qua cổng Lushiris Gate.

+ Chaos ( カオス, lồng tiếng: Sasaoka Shigezō): Vị thần hỗn mang được ma tộc tín ngưỡng, vì thế nên Chaos được cho là tà thần. Nhưng bản chất của Chaos vốn không thiện không ác, chỉ xuất hiện khi thế giới đình trệ, cần có hỗn loạn để thúc đẩy sự tiến hóa, theo một trật tự mới.




Langrisser IV 


[​IMG]

Langrisser IV (ラングリッサーIV) là một hậu bản của Langrisser III trong series Langrisser của hãng Masaya. Phiên bản thứ tư này được phát triển bởi CareerSoft, nhóm phát triển thuộc Masaya. Game thuộc thể loại chiến thuật nhập vai và được phát hành trên hệ máy Sega Saturn, PlayStation vào ngày 01 tháng 08 năm 1997.


Gameplay

Langrisser IV vẫn giữ lại nhiều đặc tính chung của series Langrisser như mỗi đơn vị chỉ có 10 HP, các yếu tố tương khắc như kỵ binh-bộ binh-thương binh (lính đánh giáo). Bên cạnh ra, Langrisser IV còn có rất nhiều đặc điểm khác biệt so với Langrisser I,II bắt nguồn từ Langrisser III.

Yếu tố gameplay thay đổi lớn nhất là hệ thống chiến đấu dựa theo lượt giờ đây đã không còn là từng lượt "đơn thuần" nữa. Nếu như trong Langrisser I, II thì người chơi và máy chia nhau hành động trong mỗi lượt đi của mình, trong lượt thì có quyền cho bất cứ đơn vị nào hành động theo trật tự bất kỳ thì trong Langrisser IV này, lượt hành động của từng "đội" (bao gồm tướng chỉ huy và các đơn vị lính thuê của tướng đó) lại xảy ra phụ thuộc vào chỉ số phán đoán (判断力) của tướng chỉ huy nhóm đó. Nhóm nào có tướng có chỉ số phán đoán cao nhất sẽ được hành động trước, rồi tiếp theo là nhóm có chỉ số phán đoán hạ dần. Và khi hành động thì nhóm sẽ mất đi lực phán đoán được biểu thị bằng một thanh bar ở dưới góc trái của thanh status. Lực phán đoán này này sẽ phục hồi dần theo thời gian, khi nhóm đã chất dứt lượt hành động của mình. Như vậy, nhóm hay đơn vị nào càng hành động (di chuyển) ít thì sẽ càng ít tốn sức phán đoán và nó nhanh được phục hồi hơn, nhanh tới lượt hành động tiếp theo hơn. Một đặc điểm nữa là các loại tướng chỉ huy pháp sư, bộ binh luôn có lực phán đoán cao hơn kỵ binh và không binh, do đó họ được ưu tiên hành động trước trong turn. Như vậy, trong một turn thì có thể có nhóm không có được lượt hành động nào (do sức phán đoán thấp hơn các nhóm khác nhiều) hoặc cũng có nhóm được hành động tới vài lần. Lượt hành động của các nhóm có thể hiểu là thời gian tương đối trong một turn.

Một đặc điểm khác so với Langrisser I, II nữa là ở phiên bản này, tướng chỉ huy còn có chỉ số MR tu chính ( M+ ) ngoài chỉ số D tu chính và A tu chính. Các chỉ số tu chính (修正) là chỉ số để cộng thêm vào các thông số của các đơn vị lính thuê như tấn công (A), phòng thủ (D) và phòng ma thuật (M). Ngoài ra, khi lên level, tướng chỉ huy còn có thể tăng thêm chỉ số "tri lực" (知力). Chỉ số này càng cao thì sát thương ma thuật do tướng gây ra càng lớn. Các loại tướng chỉ huy là pháp sư luôn có chỉ số này cao hơn các loại binh chủng khác. Không giống như Langrisser I, II, ở đây mỗi phép thuật có thời gian hao tổn để "niệm" hơn. Phép thuật càng cao cấp thì thời gian niệm càng kéo dài. Phiên bản này cũng có một số đồ trang bị cho phép rút ngắn thời gian niệm phép thuật.

Một điểm khác biệt nữa là khi di chuyển, các đơn vị sẽ xuất hiện cái gọi là "lượng hao tổn hành động" (消費行動量). Nếu như ở hai phiên bản đầu thì đơn vị duy chuyển được đến đâu thì có thể tấn công được đến đó thì ở đây, đơn vị luôn có tầm tấn công ngắn hơn so với tầm di chuyển. Các loại binh chủng bộ binh, pháp sư luôn có tầm tấn công ngắn hơn so với kỵ binh, không binh do lượng hao tổn lớn hơn. Nhưng trong game cũng có một số đồ trang bị giúp giảm bớt lượng hao tổn này, mở rộng phạm vi tấn công. Ngoài ra, một số vũ khí trang bị cũng làm tăng thêm lượng hao tổn, thu hẹp phạm vi tấn công của đơn vị.

Ngoài ra, một số loại binh chủng còn có thêm skill đặc biệt. Chẳng hạn như các loại binh chủng Ninja (Master Ninja, Genin, Kunoichi) có skill Ninjutsu giúp trèo tường, vượt chướng ngại vật dễ dàng. Một số binh chủng khác có skill gây ngủ cho đối phương hoặc tê liệt.

Nội dung

Nếu ở hai phiên bản đầu, nội dung nghiêng về mặt truyền thuyết nhiều, thánh kiếm Langrisser và ma kiếm Alhazard được nhắc đến nhiều thì ở phiên bản này, câu chuyện lại nghiêng về mặt âm mưu chính trị nhiều hơn, thánh kiếm và ma kiếm chỉ còn ở hàng thứ yếu.

Game mở đầu bằng một đoạn demo giới thiệu cung đình của liên bang vương quốc Regenburg (レーゲンブルグ連邦王国), khi đại vương Cleones (クレオネス大王) khen ngợi công lao hiển hách của tướng quân Gizarof (ギザロフ将軍) sau khi dẹp loạn. Để ban thưởng công lao, đại vương Cleones phong cho tướng quân Gizarof một vùng đất phì nhiêu, nhưng Gizarof không nhận mà chỉ xin một ngôi làng nhỏ bé, nghèo nàn quanh năm đóng thuế không đủ ở vùng ngoại ô. Đây chính là điểm khởi đầu cho âm mưu của Gizarof, một chuỗi hành động quỷ quyệt, thủ thuật chính trị của hắn để lật đổ đại vương Cleones rồi chiếm đoạt thỉnh tinh thể hiền giả để có được sức mạnh vô song, trở thành chúa tể cai trị cả đại lục.

Bối cảnh còn cho biết liên bang Regenburg đang giao hảo với tiểu vương quốc Caconsis và đang giữ hai con tin là công chúa của tiểu quốc này. Hai con tin này nằm dưới sự quản lý của nguyên soái Rivas và cũng là đích nhắm của Gizarof nhằm phá vỡ hòa bình giữa Regenburg và Caconsis.

Âm mưu của Gizarof bắt đầu bằng việc tăng thuế gấp đôi ở làng Gotal (ゴタール村), một làng nhỏ nghèo nàn được đại vương Cleones ban cho. Làng này vốn đã không đủ sức đóng thuế, năng tăng gấp đôi thì dân làng chỉ còn đường cầm vũ khí phản kháng. Đây là cái cớ để Gizarof tiêu diệt làng và chiếm đoạt thủy tinh thể hiền giả trong làng. Tiếp đó Gizarof dùng quỷ kế vu khống cho nguyên soái Rivas tội phản nghịch, sát hại ông ta rồi leo lên chức nguyên soái. Con trai hắn là Kuruga lên nắm chức tướng quân còn trống trong liên bang. Tiếp theo, Gizarof dùng tà thuật hại chết đại vương Cleones, trong khi đó lần lượt dùng mưu loại trừ hết các ứng cử viên trở thành chồng của công chúa Rozensil, con gái của đại vương. Sau khi loại hết đối phương, hắn cho con trai Kuruga kết hôn với công chúa Rozensil và vương quyền lọt vào tay Rozensil. Hành động của Gizarof gây ra làn sóng bất bình trong số các tướng quân trung thành với đại vương Cleones và hắn cũng tìm cách tiêu diệt luôn những người này. Nhưng mục tiêu của Gizarof không chỉ là vương quyền, hắn còn liên kết với tà thần Gendrasil, lợi dụng ma thuật sĩ Jessica để tái tạo bộ giáp chiến binh khổng lồ nhằm cai trị toàn đại lục.

Nhân vật chính trong Langrisser IV là Landius, một thanh niên mồ côi được trưởng thôn Gotal nhặt về nuôi từ nhỏ. Khi dân làng Gotal chống lại thuế má của Gizarof, Landius cùng em trai Rikky trốn khỏi làng và trên đường đi gặp gỡ với hai công chúa vương quốc Caconsis là Sherfanil và Anjerina. Sau đó họ bị lôi kéo vào cuộc chiến giữa Caconsis và liên bang Regenburg. Trong lúc này, vương tử bóng tối Bozel lấy tên giả là Featora ngầm ngầm giúp đỡ Caconsis chống lại Regenburg. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Langrisser, Bozel lại tỏ ra hợp tác với loài người như vậy. Nhưng đích nhắm của Bozel chính là thủy tinh thể hiền giả đang nằm trong tay Gizarof, một mình hắn không đủ sức chiếm lại nên mới liên kết với phe đối lập của liên bang là Caconsis. Đến Screnario 16, ma tộc phía Bozel sẽ đề nghị Caconsis hợp tác cùng chống lại Gizarof. Tùy thuộc vào câu trả lời đồng ý hay không mà câu chuyện sẽ diễn ra theo 3 hướng khác nhau là A, B và C. Hướng chính thống là C, khi trả lời không liên kết với ma tộc. Nếu chọn liên kết thì tiếp theo đó sẽ có sự kiện Jessica bị bắt, nếu người chơi chọn tin vào Jessica thì câu chuyện sẽ diễn ra theo hướng A, nếu chọn tin Bozel thì câu chuyện sẽ diễn ra theo hướng B, khi nhân vật chính chống lại cả nhân loại và mang bóng tối đến cho một thời đại mới.

Như vậy, Langrisser IV vẫn giữ lại đặc điểm của Langrisser II (Der Langrisser) là cho phép người chơi chọn lựa hướng đi riêng cho mình chứ không bó buộc theo một hướng nhất định. Tùy vào hành động, chọn lựa của người chơi mà kết thúc game sẽ khác nhau. Trong cùng một hướng lại nảy sinh nhiều phân nhánh nhỏ, tùy vào lựa chọn của người chơi cũng dẫn tới nhiều sai biệt trong kết thúc. Và trong quá trình chơi, luôn có nhiều câu hỏi được đặt ra và chúng có ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Landius với các nhân vật nữ. Tương tự các phiên bản trước, Langrisser IV cũng có một số Screnario ẩn chỉ được kích hoạt khi người chơi đứng vào đúng vị trí bí mật nào đó trong một số Screnario nhất định.

Các nhân vật chính trong Langrisser IV

+ Landius (ランディウス,lồng tiếng: Okiayu Ryū Tarō): nhân vật chính của game. Là nhân vật chính duy nhất trong lịch sử Langrisser không phải là hậu duệ của ánh sáng (光輝の末裔). Landius xuất thân từ làng Lecrio (レクリオ村) bị lũ lụt tàn phá, mất song thân và chia lìa với người chị khi còn bé, được trưởng thông làng Gotal bên cạnh đem về nuôi nấng. Khi câu chuyện bắt đầu thì Landius được 17 tuổi và sau này biết rõ thân thế của mình thuộc chủng tộc Crimson cổ đại. Vật kỷ niệm của mẹ Landius là thủy tinh thể hiền giả được cất giữ trong làng Gotal, sau bị Gizarof dùng quỷ kế chiếm đoạt, bản thân Landius cũng bị bức khỏi làng. Trên đường tháo chạy, Landius được Macklen cứu thoát rồi nhập lưu với hai công chúa Caconsis, giải thoát em gái Leichel đang bị Gizarof giam giữ. Ở hướng C (hướng chính thống), vì phản đối việc đồng minh với ma tộc mà Landius cùng Rikky và Macklen bị bức phải xuất trận, dọc đường bị vương nữ Sherfanil vâng lệnh vua cha đem quân tấn công. Nhưng sau này, vương nữ Anjerina quá chán nản người cha vô lý nên đem quân hợp lưu với Landius. Sau này Landius đánh bại được ma thần Glazu đang thao túng tướng quân Bruno, đoạt được thánh kiếm Langrisser được phân ly từ thủy tinh thể hiền giả, đánh bại Chaos vừa mới hồi sinh. Sau đó Landius còn dùng Langrisser để đánh bại Glazu, cứu được người chị gái Emily của mình rồi hợp lưu với tướng quân Landford, đánh bại Gizarof trong trận chiến cuối cùng.

Landius là kiểu người theo chủ nghĩa hiện thực, ít khi nghĩ ánh sáng = thiện, bóng tối = ác nên được Bozel yêu thích nhất trong số loài người.

Thủy tinh thể hiền giả (賢者の水晶): đây là hình thức dung hợp của thánh kiếm Langrisser và ma kiếm Alhazard được hai chị em Riana và Rana phong ấn trong Langrisser II. Thủy tinh thể này được nữ thần Lushiris bảo quản ở thiên giới Neo Gloria nhưng 30 năm trước (kể từ thời điểm bắt đầu câu chuyện) nó bị tà thần Gendrasil đánh cắp mang xuống trần gian rồi rốt cuộc được cất giữ ở làng Gotal. Sau khi giải trừ phong ấn cho thủy tinh thể này thì lộ ra Langrisser và Alhazard, nhưng bản thân thủy tinh thể này khi chưa giải phong ấn đã là một vật thể tăng cường ma thuật rất lớn nên đều bị Gizarof và Bozel tranh giành. Trong Langrisser V, đoạn mở đầu có nói rõ thủy tinh thể hiền giả chính là dung hợp giữa thánh kiếm và ma kiếm, có thể là do Gendrasil đã cho Gizarof biết điều này.

+ Anjerina (アンジェリナ, lồng tiếng: Kuwashima Hōko): công chúa thứ hai của vương quốc Caconsis, em song sinh với công chúa Sherfanil. Lúc câu chuyện bắt đầu, Anjerina được 16 tuổi. Lúc còn nhỏ, có lần Anjerina đi lạc trong rừng và gặp được Landius, cả hai cùng tìm được đường ra khỏi rừng. Lúc đó Anjerina nhặt được mặt dây chuyền do Landius đánh rơi và từ đó luôn mang theo bên mình, phát sinh tình cảm với Landius. Ở đầu game, chị em Anjerina bị Gizarof mưu sát nhưng được Landius giúp đỡ, sau đưa các ân nhân của mình về Caconsis. Ở phần giữa, Anjerina là người biết rõ phó tướng Emily phe liên bang với Landius có quan hệ máu mủ. Ở phần cuối, nếu chọn đi hướng C thì đây cũng là nhân vật có nhiều quan hệ với Landius nhất. Anjerina đã chống lại lệnh vua cha, vào phe Landius mà đánh lại đất nước mình, nhưng sau khi giết chết Bruno là kẻ gây phản loạn, đã hòa giải với chị mình là Sherfanil và cùng Landius đánh bại Gizarof trong trận chiến cuối cùng.

[​IMG]

+ Sherfanil (シェルファニール, lồng tiếng: Iwao Junko): công chúa thứ hai của vương quốc Caconsis, chị song sinh của công chúa Anjerina. Sherfanil tính cách ôn hòa, hiền hậu và là người luôn an ủi bọn Landius khổ sở vì tính ích kỷ của quốc vương Caconsis. Sherfanil cũng là người có khả năng pháp thuật cao cường gần với Leichel, và tuy cử chỉ điềm đạm nhưng lại có khả năng nhìn xa trông rộng, tính quyết đoán. Điều này thể hiện rõ ở hướng C, khi Sherfanil vâng lệnh vua cha đem quân tiêu diệt Landius, cho em gái Anjerina về phe Landius và giao hẹn dù bên nào thắng cũng là người sống sót để nối nghiệp vương gia. Dựa vào đoạn hội thoại với Leichel cũng biết được Sherfanil cũng mến mộ Landius.

+ Leicheil (レイチェル, lồng tiếng: Sumitomo Yuko): Con gái của trưởng thôn Gotal, người nuôi nấng Landius. Leicheil được 15 tuổi tại thời điểm bắt đầu câu chuyện, là chị của Rikky. Nhân vật này có tính cách ủy mị, hay dựa dẫm và Landius nhưng cũng cho thấy tính khoan dung khi biết được Emily là chị ruột của Landius, chấp nhận là chị ruột mình ở hướng chính quy C. Leicheil sở hữu khả năng chịu đựng ma thuật cao độ nên bị Gizarof bắt cóc ở phần đầu của game để làm vật thí nghiệm, sau được Landius cứu thoát và trốn về Caconsis. Ở phần cuối game, Leicheil lại bị Gizarof bắt cóc lần nữa, tẩy não và biến thành dụng cụ điều khiển bộ giáp chiến binh khổng lồ. Tùy vào hướng đi của người chơi mà kết thúc Leicheil có thể khác nhau. Ở hướng A, sau khi đánh bại Gizarof thì Leicheil cũng chỉ còn lại cái xác không hồn. Ở hướng B, Leicheil bị Bozel tẩy não thêm lần nữa và có thể sống sót ở đoạn kết, nhưng cũng có thể không, phụ thuộc vào việc người chơi có giết chết Jessica trước turn 20 hay không. Ở hướng C, Leicheil hoàn toàn được cứu sống sau khi đánh bại Gizarof.

+ Gaiflem (ガイフレーム): món binh khí khổng lồ được sử dụng vào mục đích chiến tranh của tộc Crimson. Khác với Galtock (ガルツォーク) trong Langrisser III, Gaiflem ở đây không phải là cỗ máy điều khiển bằng remote control mà phải có người cưỡi. Leicheil được Gizarof biến thành người điều khiển Gaiflem vì khả năng chịu đựng ma thuật của cô. Gaiflem cũng có kích thước khá nhỏ so với Galtock nhưng có sức mạnh hơn cả tà thần Gandrasil. Và Gaiflem cũng không giống Galtock vốn có chức năng pháo kích, cỗ máy này chỉ được dùng để tấn công trực tiếp.

+ Macklen (マクレーン, lồng tiếng: Kamiya Hiroshi): nhân vật bị Gizarof cải tạo. Thời điểm câu chuyện bắt đầu, Macklen được 28 tuổi. Trên đường đi tìm lại người em gái đã bị bắt cóc cùng với mình và không rõ tung tích, Macklen gặp nhóm Landius đang bị quân Gizarof truy đuổi và giúp họ đẩy lùi quân địch. Macklen bị Gizarof dùng làm vật thí nghiệm, cấy cơ quan tăng cường sức mạnh vào trong cơ thể nhưng lại không thể phát huy được sức mạnh ma thuật nên bị Gizarof xem là thứ phế phẩm. Macklen vốn là con một nhà giàu có nên có nhiều kiến thức về địa lý, binh thuật và đóng vai trò tham mưu trong quân Landius. Ban đầu Macklen theo Landius vì lý do cùng có kẻ thù chung là Gizarof, nhưng sau sinh lòng yêu thích Landius và là nhân vật không bỏ rơi Landius trong bất cứ hướng đi nào. Ở hướng C, sau khi kết thúc chiến tranh, Macklen đã từ chối chức tướng quân Caconsis và Regenburg, đi theo Jessica đến cảng Fijit và bị cuốn vào cuộc chiến ở đại lục El Sallia.

+ Rikky (リッキー, lồng tiếng: Ishikawa Hideo): Con trai trưởng thôn Gotal, em trai Leicheil. Lúc bắt đầu câu chuyện, Rikky được 14 tuổi và là nhân vật có tính cách hơi lập dị, ăn to nói lớn và thường bị Macklen châm chọc. Rikky cùng Landius trốn thoát khỏi làng khi quân liên bang mượn cớ thu thuế để tấn công. Rikky say mê công chúa Sherfanil.

+ Willer (ウィラー, lồng tiếng: Nojma Kenji): đô đốc của vương quốc Caconsis, một thiên tài quân sư nhưng kiếm thuật thì dở tệ. Tốt nghiệp trường sĩ quan Regenburg cùng với Lanford nhưng chỉ ở mức đậu chót vì khả năng chiến đấu tồi tệ, bù lại có cái đầu chiến thuật tính toán siêu đẳng. Willer là kiểu nhân vật thích hợp với vị trí chỉ huy hơn là xông trận. Mưu lược của Willer không mấy người hiểu được, và vì phục vụ một ông vua bất tài bạc nhược như Caconsis nên tài năng của Willer không được phát huy. Chỉ sau khi hợp tác với Landius, sức mạnh chỉ huy của Willer mới được bộc lộ thực sự. Ở hướng C, vì Gizarof bắt cóc trẻ cô nhi uy hiếp nên Willer buộc lòng hợp tác với hắn, sau được Landius cứu mà quay lại với Caconsis.

+ Selena (セレナ, lồng tiếng: Asada Yōko): nữ tướng quân dưới quyền Willer. Selena thầm yêu mến Willer nhưng chỉ dám thổ lộ tình cảm ở hướng C.

+ Lanford (ランフォード, lồng tiếng: Yasui Kunihiko): một trong các tướng quân của liên bang vương quốc Regenburg. Lanford tuy xuất thân từ quý tộc nhưng quan niệm rất bình đẳng, không bao giờ đặt tiêu chí thân phận trong việc tuyển chọn thuộc hạ. Thời điểm bắt đầu câu chuyện được 26 tuổi. Ban đầu rất ngại tiếp xúc với tướng quân Baruk vì người này vốn ghét quý tộc, nhưng sau nhờ phó tướng Emily hòa giải mà trở thành bạn thân với Baruk. Lanford là người chống đối Gizarof rõ ràng nhất trong số thành phần cao cấp của liên bang. Khi Gizarof tấn công làng Gotal, Landford đã nghi ngờ và giúp bọn Landius trốn thoát. Ở hướng C, sau khi Gizarof sắp xếp cho con trai là Kuruga lên làm vua, Landford đã chống đối và phò tá vương tử Flederick lật đổ Gizarf, nhưng sau vương tử bị ám sát, lực lượng chống đối bị giải tán và Landford phải quay về chịu lệnh Gizarof. Nhận lệnh tấn công của Caconsis của Gizarof, Landford hay tin phó tướng của mình là Emily gặp nạn. Sau khi được Landius giúp giải tà thần Glazu ra khỏi cơ thể Emily thì Landford nhập hội Landius, cùng đánh vào cứ điểm của Gizarof.

+ Emily (エミリー, lồng tiếng: Mannaka Yukiko): phó tướng quân liên bang Regenburg, thuộc quyền chỉ huy của Landford. Emily thuộc chủng tộc Crimson, tên thật là Emiliel, là chị gái của Landius. Thời điểm bắt đầu câu chuyện được 21 tuổi. Khi làng Lecrio bị lũ lụt, cha Emily đã bỏ mạng khi che chở cho con gái, còn mẹ và em trai bị nước cuốn trôi đến chỗ khác. Emily được nuôi lớn trong cô nhi viện rồi vào trường sĩ quan Regenburg. Vì không có thân thế nên Emily thường bị các quý tộc khác như Ardan khinh miệt, nhưng lại được Landford và Baruk quý mến vì tài năng và nhân cách. Ở hướng C, Emily bị ma thần Glazu nhập xác nhưng sau nhờ sức mạnh của Langrisser mà được cứu thoát. Sau trận đánh cuối cùng, Emily và Landford kết hôn với nhau.

+ Baruk (バルク, lồng tiếng: Sakamoto Seigo): một trong các tướng quân của liên bang Regenburg. Thời điểm bắt đầu câu chuyện được 35 tuổi nhưng cứ nghĩ mình đã già lắm. Baruk là người có thực lực, đi lên từ xuất thân thấp kém nên bị các quý tộc khinh thường và cũng nổi tiếng là người rất ghét quý tộc. Ban đầu Baruk cũng không ưa Landford xuất thân từ quý tộc nhưng sau nhờ Emily hòa giải mà trở thành bạn thân. Baruk là người luôn quan tâm đến thuộc hạ nên được cấp dưới hết sức trọng vọng. Trong mọi hướng đi, Baruk luôn có kết cục chết trận.

+ Gizarof (ギザロフ, lồng tiếng: Shibata Hidekatsu):một trong các tướng quân của liên bang Regenburg, là kẻ chủ mưu gây ra chiến loạn. Sau Gizarof lập mưu hại chết nguyên soái Rivas rồi chiếm luôn chức này. Gizarof là một thiên tài ma thuật, chiến thuật, chính trị nhưng là kẻ chấp ngã quá lớn, không bao giờ tin kẻ khác ngoài mình, và lợi dụng bất cứ thứ gì có thể lợi dụng được. Gizarof cũng lợi dụng tà thần Gendrasil để có được sức mạnh, có được tri thức sản xuất con người nhân tạo. Gizarof dùng ma nhãn để mê hoặc và hại chết đại vương Cleones.

+ Kuruga (クルーガー, lồng tiếng:Takatsuka Masaya): con trai Gizarof, ban đầu chỉ giữ chức đội trưởng nhưng sau thăng cách làm tướng quân khi Gizarof lên làm nguyên soái. Được Gizarof sắp xếp hôn sự với công chúa Ronzensil, sau Kuruga chính thức trở thành đại vương của liên bang Regenburg. Ở hướng C, Kuruga biết mình chỉ là một bản sao được sinh ra từ tế bào của Gizarof nên mang lòng oán hận Gizarof, mượn sức mạnh của tà thần Gendrasil để đánh bại người trước đây gọi là cha, nhưng lại bị tà thần lợi dụng cơ thể.

+ Tà thần Gendrasil (邪神ゲンドラシル, lồng tiếng: Inada Tetsu): tà thần bắt tay với Gizarof, là dạng tồn tại dưới thần cách, thấp kém hơn Lushiris và Chaos. Gendrasil được sinh ra từ oán niệm của kẻ bại trận và ăn linh hồn của họ. Tà thần Gendrasil đã đánh cắp thủy tinh thể hiền giả ở Neo Gloria 30 năm trước, nhưng bị Lushiris tấn công nên không còn tồn tại được ở dạng vật thể mà chỉ tồn tại ở dạng ý thức, dùng ma thuật và sức mạnh của mình để giúp đỡ Gizarof. Ở hướng C, tà thần Gendrasil lợi dụng lòng oán hận của Kuruga mà chiếm lấy cơ thể của hắn, đánh nhau với Gizarof nhưng thất bại rồi bị Gizarof hấp thu sức mạnh.

+ Ma thần Glazu (魔神グラーズ, lồng tiếng: Sakamoto Seigo): cánh tay phải của tà thần Gendrasil, có khả năng nhập vào cơ thể con người mà thao túng ý thức của họ. Ở hướng C, Glazu thao túng tướng quân Bruno, ám sát quốc vương Caconsis. Sau đó chuyển sang cơ thể của thừa tướng liên bang Regenburg, sát hại vương tử Flederick. Khi thừa tướng bị bắt, Glazu liền chuyển sang cơ thể Emily nhưng ngay sau đó bị Landius dùng thánh kiếm Langrisser tống ra rồi đánh chết. Ma thần Glazu là nhân vật trực tiếp và gián tiếp gây ra nhiều cái chết nhất trong Langrisser IV.

+ Chaos (カオス, lồng tiếng: Sasaoka Shigezō, Watanabe Takeshi, Satō Masaharu): vị thần hỗn mang, tượng trưng của ma tộc, là bản thể của bóng tối. Khó có thể nói Chaos là một ác thần, một tà thần, là hiện thân của tà ác mà chỉ có thể nói rằng Chaos cũng là sức mạnh của thế giới giống như Lushiris, là sự bất diệt giống như bóng tối và đối lập hoàn toàn với Lushiris. Dựa theo lời thoại trong series Langrisser thì Chaos có những đặc điểm là "đối tượng tôn thờ của ma tộc", "xuất hiện khi thế giới đình trệ và hủy diệt nó", "có mục đích thúc đẩy sự phát triển của văn minh".... Chaos còn được cho là chủ thể của ma kiếm Alhazard, là thần cách của bóng tối và sự hỗn mang. Sau khi bị tiêu diệt trong các phiên bản Langrisser, Chaos luôn báo trước sẽ xuất hiện trở lại khi thế giới cần đến sự hỗn mang, cần đến loạn lạc.

+ Bozel (ボーゼル, lồng tiếng: Shiozawa Kaneto): vương tử bóng tối, đại diện của Chaos. Bozel căm ghét những kẻ cuồng tín vào ánh sáng, trái lại rất yêu thích những kẻ có năng lực. Bozel không phải là cái tên của một nhân vật cụ thể nào, không phải là sự tồn tại cụ thể nào mà chỉ là một cái tên giả, một danh xưng mang tính tượng trưng được ban cho kẻ phụng sự Chaos. Giống như Chaos và bóng tối, Bozel không bao giờ bị tiêu diệt hoàn toàn mà chỉ tạm thời rút lui. Bozel là nhân vật thường xuất hiện trong các phiên bản Langrisser, có thể hồi sinh nhiều lần. Bozel là thân bất tử, chừng nào còn ma kiếm Alhazard và khi nhân vật Bozel mới chưa được khai sinh. Trong Langrisser IV, ban đầu Bozel lấy tên là ma thuật sư Featora (魔術師フェアラート) và là lần đầu tiên, có lẽ là duy nhất trong lịch sử Langrisser, Bozel lại hợp tác với con người nhằm đoạt lấy thủy tinh thể hiền giả đang nằm trong tay Gizarof.

+ Lushiris (ルシリス, lồng tiếng: Matsudaira Akiko trong Langrisser II, Inoue Kikuko trong các phiên bản sau): nữ thần ánh sáng cai quản thiên giới Neo Gloria. Lushiris là nữ thần của pháp luật, thịnh trị, an thái và lòng từ bi, do đó đối lập hoàn toàn với Chaos. Lushiris là hiện thân thần cách hóa của ánh sáng, đối nghịch với Chaos. Thánh kiếm Langrisser là do Lushiris cải tạo từ thanh kiếm phá tà của tộc Crimsonlander.

+ Jessika (ジェシカ, lồng tiếng: Satō Ai, Hisakawa Aya, Ban Keiko, Maeda Ai): đây là nhân vật luôn xuất hiện trong mọi phiên bản Langrisser. Jessika là người biết rõ bí mật của Langrisser, dùng thuật tái sinh để tồn tại cả ngàn năm với dung nhan không hề thay đổi. Nhiệm vụ của Jesshika thường là hướng dẫn các hậu duệ của ánh sáng trong cuộc đấu tranh với bóng tối, với tà ác.




Langrisser V 

[​IMG]

Langrisser V (ラングリッサーV) The End of Legend là một hậu bản của Langrisser IV trong series Langrisser của hãng Masaya. Phiên bản thứ năm này được phát triển bởi CareerSoft, nhóm phát triển thuộc Masaya và được NSC phát hành. Game thuộc thể loại chiến thuật nhập vai và được phát hành trên hệ máy Sega Saturn, PlayStation vào ngày 18 tháng 06 năm 1998. Cũng giống như Langrisser IV, phiên bản thứ năm này chưa bao giờ được phát hành chính thức bên ngoài Nhật Bản, tính tới thời điểm của bài viết này, vào tháng 6-2009. Về mặt nội dung thì đây là phiên bản cuối cùng của series Langrisser, hé lộ nhiều bí mật về truyền thuyết thánh kiếm và ma kiếm.


Gameplay

Langrisser V có gameplay giống hệt Langrisser IV, không có thay đổi gì, ngoại trừ có thêm một số món đồ và phép thuật mới. Tức là Langrisser V không còn sử dụng hệ thống chơi theo lượt thuần túy như Langrisser I, II nữa mà dựa vào chỉ số phán đoán (判断力) của đơn vị chỉ huy nhóm.
Về class binh chủng thì Langrisser V không có một số class trong Langrisser IV như Genin, Kunoichi, Master Ninja mà thay vào đó là những class mới như High Master, Warrior...

[​IMG]

Chi tiết về gameplay xin tham khảo phần Langrisser IV.


Nội dung

Langrisser V bao gồm 36 Scenario chính thức và 05 Screnario ẩn được kích hoạt bằng cách đứng vào những vị trí đặc biệt trong một số Scenario nhất định. Khác với Langrisser IV, Langrisser V chỉ cho phép người chơi đi theo một hướng, không có những phân nhánh như phiên bản trước. Tuy nhiên, Langrisser V vẫn đưa ra những cơ hội lựa chọn để người chơi quyết định và dựa vào đó, một số tình tiết nhỏ, bao gồm cả kết thúc, có thể thay đổi. Đây cũng là phiên bản duy nhất trong series mà người chơi tham gia vào các trận đánh ở cả hai đại lục El Sallia và Yeless.

Langrisser V mở đầu bằng một đoạn demo về lời sấm truyền ít nhiều hé lộ những thông tin chính thức được công bố trong quá trình chơi. "Người chị màu đỏ là chiến sĩ không có lòng từ bi, uy nghiêm nhìn xuống chúng ta. Cô em màu xanh là chiến sĩ màu xanh, lạnh lùng nhìn xuống chúng ta. Phi thuyền bay trong không gian, là đôi cánh tử thần. Đưa linh hồn chúng ta vào địa ngục. Chúng ta ngẫn mặt nhìn lên, thấy những kẻ bị thảm sát. Đương trừng mắt phẫn nộ nhìn trời..."
Nữ chiến binh màu xanh và màu đỏ trong đoạn sấm truyền trên ám chỉ hành tinh Crimson trong câu chuyện và sẽ được tiết lộ vào phần cuối của game.

[​IMG]
Đoạn sấm truyền

Câu chuyện của Langrisser V trực tiếp liên quan với nội dung của Langrisser IV. Bối cảnh bắt đầu câu chuyện này là khi Landius và nhóm của mình đánh bại Bozel rồi tiến đánh Gizarof ở đại lục Yeless. Tuy Langrisser IV có nhiều hướng đi khác nhau và nhiều đoạn kết nhưng câu chuyện trong Langrisser V chỉ tiếp diễn những gì xảy ra sau đó của hướng đi chính thống, tức hướng C của phần trước. Vì vậy có thể xem phần V này là một phần mở rộng, một phiên bản ngoại truyện của phần IV và qua đó người chơi biết thêm nhiều điều về những bí mật chưa được khai mở trong phần trước.
Câu chuyện của Langrisser V bắt đầu khi Sigma, một sản phẩm cải tạo của nguyên soái liên bang Regenburg là Gizarof được đánh thức trong phòng nghiên cứu của hắn. Vừa tỉnh dậy từ phòng thí nghiệm, Sigma và Lamda đã bị hai kẻ lạ mặt truy đuổi nhưng may mắn thoát được do sự xuất hiện của một sản phẩm cải tạo thứ ba của Gizarof. Sigma và Lamda được Gizarof cải tạo từ những con người bình thường và được "lập trình" sẵn để tuân theo và thi hành mọi mệnh lệnh của Gizarof.


Thắc mắc về nguồn gốc cũng như mục đích sự tồn tại của mình, Sigma và Lamda rời khỏi phòng nghiên cứu và tìm đến Gizarof. Tại đây Sigma được biết mình là sản phẩm cải tạo tối cao của Gizarof, một cỗ máy chiến binh được tạo ra với nhiệm vụ đoạt lại thủy tinh thể hiền giả vốn đã bị Aiva cướp đi (ở hướng C trong Langrisser IV). Nhưng trên đường đi đoạt lại thủy tinh thể hiền giả đã rơi vào tay ma tộc, Sigma lại hay tin ông chủ Gizarof của mình đã bị Landius tiêu diệt. Mất phương hướng, Sigma và Lamda quyết định truy tìm thánh kiếm Langrisser vốn được tách ra từ thủy tinh thể hiền giả cùng với ma kiếm Alhazard để tìm hiểu về quá khứ của mình, để lấy lại ký ức đã mất. Trên đường đi, Sigma và Lamda tiếp nhận thêm nhiều bạn bè mới và ngày càng hiểu thêm về quá khứ của mình. Đến nửa cuối của game thì Sigma hiểu được chân tướng của kẻ đã đuổi theo mình khi mới tỉnh giấc trong phòng nghiên cứu của Gizarof và tìm mọi cách để ngăn chận âm mưu thống trị toàn thế giới của hắn.
Lúc này câu chuyện cho thấy nhiều kịch tính như sự hình thành liên minh tam quốc chống lại liên bang Regenburg và có liên quan đến lời nguyền của dòng họ Landford và Alfred, nền văn minh ma thuật cổ đại với những bí mật liên quan đến mặt trăng Crimson, những cỗ máy, binh khí từ nền văn minh ma thuật...
Ở phần cuối, câu chuyện còn giải thích nguồn gốc của Langrisser và Alhazard cùng nhiều bí mật liên quan, kết thúc một truyền thuyết cho cả series Langrisser.


Các nhân vật chính yếu trong Langrisser V và một số khái niệm



Trong Langrisser V có một số nhân vật đã từng xuất hiện ở phần trước. Chi tiết xin tham khảo bài Langrisser IV.

+ Người Crimso ( クリムゾ人 ): Đây là chủng tộc đã từng cai trị hành tinh nơi diễn ra các câu chuyện trong series Langrisser từ thời cổ đại. Cứ điểm của họ là "mặt trăng đỏ" Crimso ( 「赤き月」クリムゾ ). Về hình dáng bên ngoài thì họ không khác gì người thường, và đặc biệt là tốc độ trưởng thành trong thời thơ ấu cũng gần giống người thường nên không dễ gì phân biệt được. Nhưng người Crimso lại sở hữu năng lực ma thuật và kỹ thuật rất cao và tuổi thọ của họ kéo dàng hàng trăm năm. Cuối thời gian cai trị, trong xã hội người Crimso đã xảy ra mâu thuẫn giữa phái chủ lưu và phái bị bóc lột. Phái chủ lưu thuộc tầng lớp quý tộc gọi là Crimsonia ( クリムゾニア ) và vẫn sinh sống ở hành tinh Crimso. Trong khi đó phái chống đối gọi là Crimsolander (クリムゾランダー) bao gồm giai cấp lao động bị bóc lột và định cư trên mặt đất chung với người thường. Cuộc chiến dai dẳng giữa Crimsonia và Crimsolander đã mang đến nhiều thiệt hại cho mặt đất và mặt trăng Crimso cũng đi lệch khỏi quỹ đạo thông thường nên rốt cuộc người mặt đất giành lại được chủ quyền của mình.

[​IMG]

Các nhân vật là người Crimso trong Langrisser gồm có Rainforce, Zero, Landius, Emily, Brenda, Viraju và các kỵ sĩ Crimsonait ( クリムゾンナイツ ). Ma kiếm Alhazard ban đầu vốn là vũ khí chuyên dụng của vua Crimso còn thánh kiếm Langrisser thực chất chỉ là một bản sao không hoàn thiện của Alhazard do những người Crimsolander tạo ra và được nữ thần Lushiris sửa chữa lại trong Langrisser III.
Trong tiểu thuyết Langrisser thì giải thích rằng Crimsonia là những người Crimso thuần chủng, còn Crimsolander là người Crimso lai tạo với người mặt đất.

+ Làng Lecrio ( レクリオ村 ): Ngôi làng này từng được nhắc đến trong Langrisser IV như là nơi xuất thân của Landius và Emily. Đây cũng là ngôi làng Brenda và Viraju sinh sống. Làng này là nơi người Crimsolander sống chung hòa bình với người bình thường, đóng vai trò là một cửa ngõ giao lưu giữa mặt đất và mặt trăng Crimso. Tại thời điểm 20 năm trước khi xảy ra câu chuyện trong Langrisser IV, thủ lãnh của nhóm Crimsonia (kẻ thù của Crimsolander) là Rainforce đã yêu mến một cô gái Crimsonlander sinh sống tại đây tên là Brenda và bắt đầu nảy sinh hảo ý với nơi này, nghi ngờ việc dùng vũ lực thống trị mặt đất của Crimsonia. Thấy được nguy cơ, một thuộc hạ trung thành của Rainforce là Zero đã lệnh cho Aizel thảm sát hết dân làng này, chỉ có 4 người sống sót là chị em Landius, Brenda và Viraju. Trận lụt làm chết hết dân làng này là do Aizel gây ra nhưng chị em Emily và trưởng làng Gotal bên cạnh không hề hay biết điều này mà chỉ nghĩ rằng làng do nước lũ nhấn chìm.

+ Cây thế giới ( 世界樹 ): Được mệnh danh là vua của các loài thực vật. Loài cây này sản sinh ra mana, một loại năng lượng ma thuật mà ma kiếm Alhazard hấp thu. Lamda là nhân vật duy nhất có khả năng giao tiếp với cây thế giới và tái tạo mana.

+ Sigma ( シグマ, lồng tiếng: Midorikawa Hikaru): Nhân vật chính trong Langrisser V, là một binh sĩ được nguyên soái liên bang Regenburg là Gizarof cải tạo. Mã hiệu là Σ066 (Sigma 066). Ban đầu Sigma không có ký ức và thiếu nhiều tri thức về cuộc sống, nguyên nhân là do đã một lần chết đi và sau đó thể xác được Gizarof cải tạo. Nhờ vào cải tạo này mà Sigma có được năng lực gia tăng "khí" của mình, phát huy năng lực lên mức cực đại nhưng chỉ dùng được một lần duy nhất trong đời.
Sigma vốn là một hậu duệ ánh sáng ( 光輝の末裔 ), con trai duy nhất của công tước Egil, lãnh chúa lãnh địa Lygria (リグリア) thuộc đế quốc Kalzath. Mẹ của Sigma là em gái của hoàng đế Kalzath, bản thân Sigma cũng nắm chức tử tước. Sigma rất giỏi kiếm thuật nên được giữ chức đội trưởng đội cận vệ của hoàng đế Kalzath từ năm 17 tuổi.
Sigma cũng là một tướng quân của Kalzath, được hoàng đế tin tưởng nhưng một lần nọ, khi chỉ có hai người trong phòng thì hoàng đế bị ma tướng Grob ở Velzeria ám sát. Lúc đó Sigma có mặt trong phòng nên bị tình nghi là kẻ sát hại hoàng đế. Sợ tội, Sigma bỏ đại lục El Sallia, trốn đến đại lục Yeless làm lính đánh thuê nhưng lúc này đã mất hết bản ngã, sau bị Claret đâm chết mà không phản kháng gì. Xác chết của Sigma được Omega mang về phòng nghiên cứu của Gizarof và được cải tạo từ đó.
Về nguồn gốc thì cha Sigma mang dòng máu Althemura và Farna (Langrisser III), mẹ mang dòng máu của Luna và Lance. Khuôn mặt Sigma được vẽ có nét giống với Farna và Luna.

+ Lamda/ Mari Andel ( ラムダ/マリアンデール, lồng tiếng: Minaguchi Yuko): Thiếu nữ bị Gizarof cải tạo giống như Sigma. Mã hiệu là Λ052 (Lamda 052). Ban đầu Lamda là kiểu người vô cảm, vô tình và chỉ biết tuân theo mệnh lệnh của ông chủ Gizarof "lập trình" từ trước, nhưng trong khi đồng hành với Sigma thì cô đã lấy lại được ký ức và những cảm xúc con người của mình. Nếu Sigma được Gizarof cải tạo nâng cao năng lực chiến đấu thì Lamda được cải tạo để mở rộng, nâng cao khả năng ma thuật. Ngoài ra Lamda còn được cấy vào cơ thể tế bào cây thế giới nên có thể giao tiếp với thực vật.
Ở phần giữa của câu chuyện, Lamda biết được quá khứ của mình, từng là con của một gia đình thương gia giàu có và là em gái của Macklen và tên thật của mình là Mari Andel. Sau này Lamda được Jessica dùng phép thuật chữa trị, hồi phục được trí nhớ.

Ở phần giữa game, Lamda tình cờ nhìn thấy bức chân dung gia đình mình, theo đó thì Mari Andel chỉ thua Macklen chừng 3, 4 tuổi. Lúc bắt đầu câu chuyện của Langrisser IV thì Macklen được 28 tuổi, từ đó suy ra thời điểm bắt đầu Langrisser V thì Lamda khoảng 25 tuổi. Như vậy, đây là nhân vật nữ chính lớn tuổi nhất trong series trừ ma nữ Listel trong Langrisser IV và Brenda thuộc tộc Crimsolander.

+ Alfred ( アルフレッド, lồng tiếng: Iwanaga Tetsuya): Con trai thứ của lãnh chúa Lockwell cai trị lãnh địa Leinois (レイノルズ地方) thuộc liên bang Regenburg. Alfred là một công tử sống trong nhung lụa nên không hề biết những cạm bẫy xấu xa của cuộc đời và bị chính anh ruột của mình vu khống cho tội giết cha. Được Sigma cứu khi bị truy sát, chàng Alfred tốt bụng đã gia nhập vào đội quân độc lập này.


+ Brenda ( ブレンダ, lồng tiếng: Tomizawa Michie): Nữ thủ lãnh của một đội kỵ binh đánh thuê chỉ toàn phụ nữ. Brenda là người thuộc tộc Crimsolander, hậu duệ của những người trên mặt trăng Crimso nhưng ban đầu Brenda che giấu thân phận của mình. Vì thuộc chủng tộc Crimso nên Brenda là nhân vật duy nhất trong nhóm có thể sử dụng các loại ma thuật cổ đại. Nhân vật này tính cách trượng nghĩa, ưa lo lắng cho kẻ khác thế nên được thuộc hạ hết sức yêu mến. Trong quá khứ, Brenda đã từng yêu mến Rainforce nhưng sau hận người này vì đã hủy diệt ngôi làng của mình. Brenda giúp bọn Sigma thoát khỏi đường cùng rồi sau đó đi theo Sigma với danh nghĩa lính đánh thuê.


+ Claret ( クラレット, lồng tiếng: Kawakami Tomoko): Con gái của hoàng đế Kalzath, và như vậy có quan hệ máu mủ với Sigma. Đầu tiên Claret xuất hiện với tính cách vô trách nhiệm, ỷ lại nhưng trong quá trình hợp sức với Sigma, cô dần dần trưởng thành chính chắn và được thuộc hạ quý mến. Ban đầu Claret bị tiếm ngôi hoàng đế và bị gán tội giết cha, nhưng sau khi rửa sạch tiếng dơ thì Claret đã hết sức xây dựng một quốc gia bình đẳng do bình dân làm chủ, vứt bỏ quyền lợi của quý tộc.

Claret cũng là hậu duệ ánh sáng, là con cháu trực hệ của Luna, Nam và Sherry đất Kalzath. Thời điểm trước khi bắt đầu câu chuyện, Claret đã đuổi theo kẻ giết cha là Sigma và đâm chết người này.

+ Landford ( ランフォード, lồng tiếng: Yasui Kunihiko): Nhân vật này đã từng xuất hiện trong Langrisser IV và sau khi Gizarof chết, Landford được cử làm nguyên soái của liên bang Regenburg. Ở phần giữa của game, Landford bị giam vào ngục vì âm mưu của ma tộc nhưng được Landius cứu thoát. Cuối game, Landford gia nhập đội quân của Sigma với danh nghĩa thảo phạt ma tộc và giải lời nguyền cho dòng họ mình.

+ Macklen ( マクレーン, lồng tiếng: Kamiya Hiroshi): Sau khi đánh bại Gizarof trong phần trước, Macklen đã từ chối chức tướng quân của Caconsis mà đuổi theo Jessika, người mình thầm yêu quý đến hải cảng Fizzit rồi vượt biển sang đại lục El Sallia. Tại đây Macklen bị cuốn vào cuộc chiến mới và tìm lại được em gái Mari (Lamda) của mình đã mất tích trước đây.
Sau khi kết thúc chiến tranh, Macklen giữ chức tổng tư lệnh Kalzath. Macklen là nhân vật NPC trong phần V.

+ Viraju ( ヴィラージュ, lồng tiếng: Matsuno Taiki): Thủ lãnh của nhóm Crimsolander, hậu duệ của những người Crimso cổ đại. Viraju là người am hiểu về nền văn minh cổ đại và cũng sở hữu nhiều loại binh khí cổ đại (các cỗ máy). Viraju quan hệ với Brenda như một người anh trai và em gái.

+ Rainforce ( レインフォルス, lồng tiếng: Hayami Shō): Một lãnh chúa trí dũng song toàn, cai trị lãnh địa Shufol (シュフォール地方) thuộc liên bang Regenburg. Thừa cơ Gizarof nổi loạn, Rainforce đã bắt tay với bọn Alvins để thành lập liên minh tam quốc cùng chống lại liên bang. Rainforce cũng chính là người truy bắt bọn Sigma vừa mới mở mắt vào lúc đầu.
Rainforce thực ra là thái tử của Crimsonia trên mặt trăng đỏ, vì muốn cứu đồng bào mình trên hành tinh Crimso mà truy bắt Lamda, người có khả năng giao tiếp với cây thế giới. Tuy là thái tử Crimsonia nhưng Rainforce lại là người có nhiều hảo cảm nhất đối với con người và Crimsonlander trong số các nhân vật cao cấp trong Crimsonia. Rainforce cũng nghi ngờ việc hành sử bạo lực trên mặt đất, nghiêm cấm thuộc hạ sát hại dân thường không có khả năng chiến đấu. Vì vậy nên lãnh thổ của Rainforce rất phồn thịnh và sĩ khí rất hăng, điều này là sức mạnh để liên minh tam quốc chống cự với liên bang.

+ Aizel ( アイゼル, lồng tiếng: Kishino Yukimasa): Tướng tâm phúc của Rainforce. Tuy là người mặt đất nhưng Aizel rất mến mộ và trung thành với Rainforce. Aizel là kẻ võ biền, được Zero giao nhiệm vụ tàn sát làng Lecrio và gây mối hiểu lầm, phá vỡ mối quan hệ giữa Rainforce và Brenda. Nhưng khi biết được họ yêu nhau thực sự thì Aizel mang cảm giác tội lỗi, đến phút cuối đời mới tiết lộ mọi chuyện.
Trong lần thảm sát làng Lecrio, Brenda thoát chết là nhờ Aizel biết được quan hệ với Rainforce nên mới gọi ra sau đồi, nhờ đó mà Brenda thoát được nạn lụt.

+ Zero ( ゼロ, lồng tiếng: Masutani Yasunori): Người Crimsonia, giữ chức tham mưu của Rainforce. Zero là người trung thành tuyệt đối, luôn đặt nhiệm vụ lên trên hết, coi trọng tổ quốc. Nhưng cũng vì thế mà khi hành sự thường giết chết tình riêng, đặt phép công lên trên hết. Chính Zero lo sợ thủ lãnh Rainforce của mình say đắm Brenda và mang hảo cảm với con người thì sẽ gây bất lợi cho đồng bào Crimsonia còn sống trên mặt trăng đỏ nên đã ra lệnh cho Aizel phá ngang cuộc tình, thảm sát người Crimsolander.

+ Crimsonait ( クリムゾンナイツ , lồng tiếng: Sakamoto Shu Ichirō): Đội kỵ sĩ tinh nhuệ của Crimsonia bao gồm 9 người. Crimsonait có sức địch muôn người và tán đồng với tư tưởng thân người mặt đất của Rainforce.

+ Omega ( オメガ, lồng tiếng: Hori Hideyuki): Binh sĩ cải tạo của Gizarof, giống như Sigma. Mã hiệu là Ω137 (Omega 137). Ban đầu Omega là sản phẩm số một của Gizarof, nhưng sau vị trí này bị Sigma chiếm mất nên lòng tự tôn bị tổn thương, luôn đuổi theo gây hấn với Sigma, và cũng là để trả ơn Gizarof đã nuôi nấng mình khi còn là cô nhi.
Omega cũng chính là kẻ đã bắt cóc Macklen và Mari Andel về cho Gizarof nghiên cứu, cải tạo.

+ Emily ( エミリー, lồng tiếng: Mannaka Yukiko): Sau khi Gizarof chết, Emily được bổ nhiệm làm tướng quân thay cho Landford. Phiên bản này tiết lộ thân phận Emily cùng với Landius là người Crimsolander.

+ Baruk ( バルク, lồng tiếng: Sakamoto Seigo): Tướng quân Regenburg. Trong phần này, Baruk bị ma tướng Grob đào mộ và hồi sinh, đánh nhau với quân Sigma.

+ Lockwell ( ロックウェル, lồng tiếng: Yoshimizu Takahiro): Lãnh chúa cai trị Leinois thuộc liên bang Regenburg. Ở phần đầu, Lockwell bị con trai trưởng là Alvins đầu độc, sau đó bị ma tướng Grob hồi sinh thành zombie.

+ Alvins ( アルヴィンス, lồng tiếng: Masutani Yasunori): Trưởng nam của lãnh chúa Lockwell, đầu độc cha rồi đổi tội cho em trai là Alfred. Sau đó Alvins bắt tay với Rainforce, thành lập liên minh tam quốc chống lại Regenburg để mưu lợi.

+ Lanbelt ( ランベルト, lồng tiếng: Okiayu Ryū Tarō): Lãnh chúa cai quản Sazaland (サザーランド地方) thuộc liên bang Regenburg, bạn thân với Lockwell. Thời còn trẻ, Lanbelt đi thám hiểm với bạn và mang về một vật từ nền văn minh cổ đại. Nhưng từ đó hai dòng học Lanbelt và Lockwell mắc phải lời nguyền là người trong họ sẽ giết lẫn nhau. Vì lẽ đó mà Lanbelt đã từ con trai mình là Landforce, buộc phải liên minh với Rainforce vì hắn biết cách phá giải lời nguyền. Cuối cùng Lanbelt tự vẫn trước mặt con trai Landford để phá giải lời nguyền.

+ Ma tướng quân Gaiel ( 魔将軍ガイエル, lồng tiếng: Inaba Minoru): Trước kia từng là tướng quân của đế quốc Lygria, 1000 năm trước là một trong ba ma tướng ở Velzeria. Sau khi Bozel chết, Gaiel hoạt động ngầm và chiếm được Langrisser và Alhazard, biết được bí mật về ma kiếm. Gaiel không bao giờ coi trọng quyền lợi của ma tộc như các ma tướng khác, không tôn sùng Chaos hay Bozel mà chỉ muốn thâu tóm tất cả quyền lực về tay mình.

+ Grob, kẻ điều khiển xác chết ( 死人使いグロブ, lồng tiếng: Nakai Kazuya): Một trong ba ma tướng Velzeria, có khả năng hồi sinh người chết và biến họ thành zombie. Chính Grob đã ám sát hoàng đế Kalzath, gây oan cho Sigma khiến cả nhà Sigma phải chết. Đây là nhân vật bị nhóm nhân vật chính thù ghét nhất trong Langrisser V.


+ Fealakia, kẻ biến hóa ( 変幻のフェラキア, lồng tiếng: Hibino Akari): Một trong ba ma tướng Velzeria, có khả năng biến thành kẻ khác để phá hoại ngầm. Để phục sinh Bozel và Chaos, Fealakia đã hóa thành Rassel, con trai của thừa tướng liên bang đã trốn đi trong phần trước và gây rối loạn trong liên bang, bắt giam Landford. Sau bị Langrisser làm lộ thân phận và bị Landius giết chết. Cuối cùng được Grob hồi sinh và đánh nhau với bọn Sigma.

+ Sieghart ( ジークハルト, lồng tiếng: Shibata Hidekatsu): Quốc vương đầu tiên của vương quốc Ethlead (エルスリード) và là tổ tiên của hậu duệ ánh sáng. Linh hồn của ông đã trú ẩn trong thanh kiếm Langrisser từ 1000 năm nay để quan sát cuộc chiến giữa thánh kiếm và ma kiếm, hướng dẫn cho các hậu duệ ánh sáng.
Trong Langrisser V, ở đoạn kết khi Sigma hy sinh để cứu quả đất thì linh hồn Sieghart đã hiện ra kêu gọi Sigma cùng chung tay với mình bảo vệ loài người.


+ Chaos (カオス, lồng tiếng: Sasaoka Shigezō, Watanabe Takeshi, Satō Masaharu): Vị thần hỗn mang, tượng trưng của ma tộc, là bản thể của bóng tối. Khó có thể nói Chaos là một ác thần, một tà thần, là hiện thân của tà ác mà chỉ có thể nói rằng Chaos cũng là sức mạnh của thế giới giống như Lushiris, là sự bất diệt giống như bóng tối và đối lập hoàn toàn với Lushiris. Dựa theo lời thoại trong series Langrisser thì Chaos có những đặc điểm là "đối tượng tôn thờ của ma tộc", "xuất hiện khi thế giới đình trệ và hủy diệt nó", "có mục đích thúc đẩy sự phát triển của văn minh".... Chaos còn được cho là chủ thể của ma kiếm Alhazard, là thần cách của bóng tối và sự hỗn mang. Sau khi bị tiêu diệt trong các phiên bản Langrisser, Chaos luôn báo trước sẽ xuất hiện trở lại khi thế giới cần đến sự hỗn mang, cần đến loạn lạc.
Chaos không trực tiếp xuất hiện trong Langrisser V mà chỉ xuất hiện dưới dạng một ma thú triệu hồi.

+ Bozel (ボーゼル, lồng tiếng: Shiozawa Kaneto): Vương tử bóng tối, đại diện của Chaos. Bozel căm ghét những kẻ cuồng tín vào ánh sáng, trái lại rất yêu thích những kẻ có năng lực. Bozel không phải là cái tên của một nhân vật cụ thể nào, không phải là sự tồn tại cụ thể nào mà chỉ là một cái tên giả, một danh xưng mang tính tượng trưng được ban cho kẻ phụng sự Chaos. Giống như Chaos và bóng tối, Bozel không bao giờ bị tiêu diệt hoàn toàn mà chỉ tạm thời rút lui. Bozel là nhân vật thường xuất hiện trong các phiên bản Langrisser, có thể hồi sinh nhiều lần. Bozel là thân bất tử, chừng nào còn ma kiếm Alhazard và khi nhân vật Bozel mới chưa được khai sinh. Trong Langrisser IV, ban đầu Bozel lấy tên là ma thuật sư Featora (魔術師フェアラート) và là lần đầu tiên, có lẽ là duy nhất trong lịch sử Langrisser, Bozel lại hợp tác với con người nhằm đoạt lấy thủy tinh thể hiền giả đang nằm trong tay Gizarof.
Bozel không xuất hiện trong Langrisser V mà chỉ có tên được nhắc đến.

+ Lushiris (ルシリス, lồng tiếng: Matsudaira Akiko trong Langrisser II, Inoue Kikuko trong các phiên bản sau): Nữ thần ánh sáng cai quản thiên giới Neo Gloria. Lushiris là nữ thần của pháp luật, thịnh trị, an thái và lòng từ bi, do đó đối lập hoàn toàn với Chaos. Lushiris là hiện thân thần cách hóa của ánh sáng, đối nghịch với Chaos. Thánh kiếm Langrisser là do Lushiris cải tạo từ thanh kiếm phá tà của tộc Crimsonlander.

[​IMG]



Tượng nữ thần Lushiris trong Langrisser V

Nữ thần Lushiris không trực tiếp xuất hiện trong Langrisser V mà chỉ xuất hiện dưới dạng một ma thú triệu hồi.

+ Jessika (ジェシカ, lồng tiếng: Satō Ai, Hisakawa Aya, Ban Keiko, Maeda Ai): Đây là nhân vật luôn xuất hiện trong mọi phiên bản Langrisser. Jessika là người biết rõ bí mật của Langrisser, dùng thuật tái sinh để tồn tại cả ngàn năm với dung nhan không hề thay đổi. Nhiệm vụ của Jesshika thường là hướng dẫn các hậu duệ của ánh sáng trong cuộc đấu tranh với bóng tối, với tà ác.
Trong Langrisser V thì Jessika bị ma tộc cướp được Langrisser và Alhazard sau khi thu hồi từ Gizarof. Sau Jessika hỗ trợ bọn Sigma để cứu đại lục El Sallia ra khỏi cảnh hỗn loạn với tư cách một nhân vật NPC.

11 bình luận :

  1. Một bài cực kì chi tiết cho những người sinh nửa sau thập niên 90 như mình, không có nhiều cơ hội tiếp xúc với langrisser. Một lần nữa cảm ơn vì bài viết , hy vọng được đọc thêm nhiều bài viết hay nữa từ tác giả. :)

    ReplyDelete
  2. Trước mình cũng thử chơi game này nhưng do mới chơi và chủ quan khi thấy màn chiến giữa 2 bên khá hài nên bỏ dở. Cám ơn tác giả đã giúp mình tìm được hứng thú chơi lại Der Langrisser!

    Một yêu cầu có vẻ hơi quá đáng một chút, nhưng nếu được tác giả có thể share cho ae bản Việt hóa của Der Langrisser được không?

    Mình cám ơn!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bản Der đang được dịch, chưa hoàn thiện nhé bạn.
      Tác giả Bsnes emulator mất 6 năm để dịch, còn chúng tôi mất 6 năm để hack. Bây giờ vừa mới bắt đầu công đoạn dịch thôi.

      Delete
    2. Cám ơn thông tin của tác giả!

      Thế mới biết đôi khi chúng tôi chơi game mà cũng chưa thể hình dung ra những công sức mà nhóm đã bỏ ra để có được một bản dịch.

      Cũng cho tôi cám ơn tác giả và nhóm vì những game tuyệt hay như: Tearring Saga, Fire Emblem 4, Tenchu...

      P/S: hiện tại mình đang hóng Super Robot Wars 4 bản Việt ngữ, không biết tác giả có thể cho biết một số thông tin về bản dịch này không, xin cám ơn!

      Delete
    3. SRW4 được xác định releash sau DL.

      Delete
    4. Với mình, 3004 buồn vì những gì tốt đẹp sẽ mất. Nhưng nhận được món quà này mình rất vui.

      Mình sẽ rất trân trọng món quà này của bạn và nhóm!

      P/S: mình rất hay vào blog của bạn vì ở đây mình tìm được một số thứ mình thích, mình sinh năm 81. Xin mạo muội cho hỏi bạn sinh năm nào để tiện xưng hô và cũng là một chút tò mò!

      Delete
    5. Đây là blog nhiều người dùng. Người hay viết bài văn hóa, nghệ thuật thua anh 7 tuổi, còn người dịch game sinh năm bốn ba.

      Delete
    6. Oh oh, thật ngạc nhiên!

      Phong cách dùng từ của bác thật sự quá trẻ, người nhiều tuổi như bác mà lại làm những việc tỉ mẩn thế này quả là hiếm có!

      Cám ơn bác, chúc bác luôn tràn đầy năng lượng trong cuộc sống!

      Delete
    7. Có một sự hiểu nhầm không hề nhẹ trong cách truyền đạt và cách hiểu giữa đôi bên. Sinh năm bốn ba là cách chơi chữ của ý "sinh năm tứ tam" (b)

      Delete
    8. Ha ha,

      Vẫn biết người Nhật tinh tế và rất tế nhị và mình tin những người tìm hiểu và thích văn hóa Nhật cũng có những tính cách tương tự. Nhưng đã "chơi" được kiểu này thì đã đến độ giác ngộ tối thượng :-#

      Xin cẩn thận kẻo tẩu hỏa!

      Cám ơn bạn "a" đã giúp đỡ, hồi quy thêm 1 lần nữa "sinh năm tứ tam" sẽ ra kết quả. Công nhận dịch game khó thật, mình không giỏi về giải mã! $-)

      Delete
  3. Hóng bản việt hóa quá, khi nào release để xin 1 vé về với tuổi thơ bác ơi

    ReplyDelete

 
Top