Vân long đồ với chiều dài 11m


Đọc bản Pdf tại đây 

Viện mỹ thuật Boston nằm tại thành phố cảng thuộc bang Massachusetts, miền Đông nước Mỹ là nơi có nhiều mối liên hệ với nền mỹ thuật Nhật Bản. Tại đây trưng bày nhiều tranh ảnh Phật giáo, tranh Ukiyo-e, đao kiếm và các đồ mỹ thuật Nhật Bản khác.
Năm 2013, viện mỹ thuật Boston lần đầu tiên công khai trưng bày một tác phẩm được đánh giá là một trong những kiệt tác thủy mặc Nhật Bản vào thế kỷ thứ 18. Đó là tác phẩm Vân long đồ (雲龍図 - Unryū-zu) của họa sư Soga Shōhaku (曾我蕭白) vẽ trên 8 khung cửa lùa Fusuma với tổng chiều dài 11m.



Viện mỹ thuật Boston

Soga Shōhaku ra đời vào năm 1781, thời Edo và không ai biết nhiều về cuộc đời của ông. Chỉ biết ông là con của một thương gia tại Kyōto và để lại cho hậu thế rất nhiều kiệt tác thủy mặc. Thủ pháp của Shōhaku rất đa dạng, thể hiện nhân vật với nét hài hước, uy mặc và có khi khốc liệt, đầy vẻ ma mị.









Bức họa Vân long đồ (Unryū-zu) được một nhà sưu tập người Mỹ là ông William Sturgis Bigelow mua lại từ cánh cửa lùa Fusuma của một nhà chùa đã bị tháo rời. Quá trình tu sửa bức họa này kéo dài 7 năm, bắt đầu từ năm 2007 và kết thúc vào năm 2013, sau đó mới được đem ra trưng bày trong cùng năm. Toàn bộ bức tranh thể hiện một con rồng đầy vẻ uy mặc xuất hiện từ trong bóng tối với bộ móng đang quặp từ trên xuống. Đây là một tác phẩm khổng lồ, chỉ riêng cầu mắt của con rồng cũng đã to bằng đầu người. Cùng thời với Shōhaku cũng thấy nhiều họa sĩ vẽ rồng khác, nhưng ngay cả sau đó cũng không có tác phẩm nào sánh được với Vân long đồ về kích thước.







Vân long đồ tại Boston sau khi được phục chế



Phần cầu mắt rồng to bằng đầu người






Từng chiếc vảy rồng được vẽ chi tiết

Trái ngược với nhiều họa phẩm về rồng khác, Vân long đồ chỉ thể hiện phần đầu xuất hiện từ trong bóng tối, một bộ móng như xé toạt không khí và một phần thân vùng vẫy trong sóng nước chứ không thể hiện đầy đủ hết. Và một điểm khác biệt lớn nữa so với các bức họa rồng khác là Shōhaku sử dụng mực màu đen đậm trong Vân long đồ. Hầu hết các tác phẩm thủy mặc đều sử dụng màu xám làm chủ đạo, điều chỉnh độ đậm nhạt để thể hiện tác phẩm. Còn phần bóng tối, nơi bối cảnh đầu rồng xuất hiện và tròng mắt của rồng lại sử dụng màu đen đậm. Sau quá trình nghiên cứu, người ta biết được rằng Shōhaku đã không sử dụng loại mực bình thường mà dùng loại mực gọi là Kezuri-zumi (mực mài). Đây là phần phế phẩm dư thừa sinh ra trong quá trình chế biến mực. Kezuri-zumi được trộn thêm với ít nước, để qua một đêm và nghiền nát. Kết quả cho ra loại mực có hạt to và độ đậm cao hơn loại mực thường dùng để vẽ tranh thủy mặc. Loại mực này thường được dùng để viết tên bản hiệu hay viết lên đèn lồng, những nơi cần màu đen đậm để đập vào mắt người từ xa.




Phần bối cảnh phía sau đầu rồng là một màu đen thăm thẳm



So sánh Vân long đồ của Shōhaku với Long đồ của một họa sĩ khác để thấy rõ độ đậm nhạt khác nhau và chênh lệch trong kích thước




Kezuri-zumi, một phụ phẩm sinh ra trong quá trình chế biến mực

Một tác phẩm vẽ rồng khác cùng thời với Shōhaku là Bàn long đồ (蟠龍図 - Banryū-zu), tức tranh rồng cuộn trên trần Pháp đường Tướng Quốc tự (Shōkoku-ji) của họa sư Kano Mitsunobu. Bàn long đồ thể hiện một con rồng cuộn tròn trong một vòng tròn đường kính 9m nhưng đầu rồng thể hiện vẻ uy áp, dữ tợn. Con rồng được cho là thủ hộ thần trong Phật giáo nên thường xuyên xuất hiện trong đề tài vẽ tranh ở chùa chiền, vì thế nên thường mang vẻ hung bạo. Nhưng con rồng trong Vân long đồ của Soga Shōhaku lại mang vẻ mặt uy mua, hài hước và thân thuộc với con người như một loài thú nuôi. Có lẽ cũng là do cá tính của Shōhaku.




Bàn long đồ của Kano Mitsunobu trên trần Tướng Quốc tự

Có một giai thoại rằng nhà chùa nọ cử người đến đặt Shōhaku vẽ một bức tranh. Người nọ đến nhà, đứng ngoài cửa gọi "tôi từ chùa XX đến đặt tranh, Shōhaku có nhà không?" thì Shōhaku ngồi trong nhà đáp vọng ra "cớ sao gọi Shōhaku trống không? Chẳng có thưa gởi gì cả!" và không ra tiếp. Người nọ bẻn lẻn bỏ về.

Một điểm độc đáo nữa của Vân long đồ là khi tắt đèn, soi nến vào gần bức họa thì thấy hình rồng như nổi lên khỏi khung nền, không còn là hình ảnh trên mặt phẳng nữa.





Dưới ánh nến lung linh, con rồng như trồi hẳn ra khỏi phần giấy

Điểm chú ý khác của Vân long đồ là phần móng được vẽ như quặp từ trên xuống, không khí bị xé toạt được thể hiện bằng một nét mực to, mờ với mãnh lực dứt khoát. Đây là một kỹ thuật khó, và người ta suy đoán rằng Shōhaku đã vẽ nét vút này bằng loại bút gọi là "hài bút" với phần lông ở đầu nhiều hơn bút cọ thông thường, nên hút được nhiều nước hơn. 



Hài bút

Nếu để ý kỹ thì thấy nét vút phía trên nằm sau móng rồng, nhưng kéo xuống dưới lại nằm trước phần móng. Các hạt mực li ti được vẩy tung tóe quanh phần móng cũng mang lại sức sống mãnh liệt cho rồng.



Ngoài Vân long đồ, viện mỹ thuật Boston còn trưng bày nhiều tranh khác của Soga Shōhaku. Dưới đây là họa phẩm "quần tiên đồ bình phong", vẽ các vị tiên trên một bức bình phong.








[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/NrekI67.jpg[/IMG]

[COLOR="#0000CD"][I]Vân long đồ với chiều dài 11m[/I][/COLOR][/CENTER]

Viện mỹ thuật Boston nằm tại thành phố cảng thuộc bang Massachusetts, miền Đông nước Mỹ là nơi có nhiều mối liên hệ với nền mỹ thuật Nhật Bản. Tại đây trưng bày nhiều tranh ảnh Phật giáo, tranh Ukiyo-e, đao kiếm và các đồ mỹ thuật Nhật Bản khác.
Năm 2013, viện mỹ thuật Boston lần đầu tiên công khai trưng bày một tác phẩm được đánh giá là một trong những kiệt tác thủy mặc Nhật Bản vào thế kỷ thứ 18. Đó là tác phẩm Vân long đồ (雲龍図 - Unryū-zu) của họa sư Soga Shōhaku (曾我蕭白) vẽ trên 8 khung cửa lùa Fusuma với tổng chiều dài 11m.

[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/uZDlp2J.jpg[/IMG][/CENTER]

[I][COLOR="#0000CD"][CENTER]Viện mỹ thuật Boston[/CENTER][/COLOR][/I]


Soga Shōhaku ra đời vào năm 1781, thời Edo và không ai biết nhiều về cuộc đời của ông. Chỉ biết ông là con của một thương gia tại Kyōto và để lại cho hậu thế rất nhiều kiệt tác thủy mặc. Thủ pháp của Shōhaku rất đa dạng, thể hiện nhân vật với nét hài hước, uy mặc và có khi khốc liệt, đầy vẻ ma mị.

[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/H3cEPdp.jpg[/IMG]
[IMG]http://i.imgur.com/jVg3tm0.jpg[/IMG]
[IMG]http://i.imgur.com/wKCQ8VX.jpg[/IMG]
[IMG]http://i.imgur.com/41n8CAi.jpg[/IMG]
[IMG]http://i.imgur.com/s6Ca9ti.jpg[/IMG]
[IMG]http://i.imgur.com/IDq1da8.jpg[/IMG][/CENTER]


Bức họa Vân long đồ (Unryū-zu) được một nhà sưu tập người Mỹ là ông William Sturgis Bigelow mua lại từ cánh cửa lùa Fusuma của một nhà chùa đã bị tháo rời. Quá trình tu sửa bức họa này kéo dài 7 năm, bắt đầu từ năm 2007 và kết thúc vào năm 2013, sau đó mới được đem ra trưng bày trong cùng năm. Toàn bộ bức tranh thể hiện một con rồng đầy vẻ uy mặc xuất hiện từ trong bóng tối với bộ móng đang quặp từ trên xuống. Đây là một tác phẩm khổng lồ, chỉ riêng cầu mắt của con rồng cũng đã to bằng đầu người. Cùng thời với Shōhaku cũng thấy nhiều họa sĩ vẽ rồng khác, nhưng ngay cả sau đó cũng không có tác phẩm nào sánh được với Vân long đồ về kích thước.

[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/8qFQ94U.jpg[/IMG]
[IMG]http://i.imgur.com/TOtJ5VN.jpg[/IMG]

[I][COLOR="#0000CD"]Vân long đồ tại Boston sau khi được phục chế[/COLOR][/I]

[IMG]http://i.imgur.com/VL2Rv1e.jpg[/IMG]

[I][COLOR="#0000CD"]Phần cầu mắt rồng to bằng đầu người[/COLOR][/I]

[IMG]http://i.imgur.com/ggjZMF6.jpg[/IMG]
[IMG]http://i.imgur.com/7QD6eE2.jpg[/IMG]
[IMG]http://i.imgur.com/fpLWoa1.jpg[/IMG]
[IMG]http://i.imgur.com/LIjODBt.jpg[/IMG]

[I][COLOR="#0000CD"]Từng chiếc vảy rồng được vẽ chi tiết[/COLOR][/I][/CENTER]

Trái ngược với nhiều họa phẩm về rồng khác, Vân long đồ chỉ thể hiện phần đầu xuất hiện từ trong bóng tối, một bộ móng như xé toạt không khí và một phần thân vùng vẫy trong sóng nước chứ không thể hiện đầy đủ hết. Và một điểm khác biệt lớn nữa so với các bức họa rồng khác là Shōhaku sử dụng mực màu đen đậm trong Vân long đồ. Hầu hết các tác phẩm thủy mặc đều sử dụng màu xám làm chủ đạo, điều chỉnh độ đậm nhạt để thể hiện tác phẩm. Còn phần bóng tối, nơi bối cảnh đầu rồng xuất hiện và tròng mắt của rồng lại sử dụng màu đen đậm. Sau quá trình nghiên cứu, người ta biết được rằng Shōhaku đã không sử dụng loại mực bình thường mà dùng loại mực gọi là Kezuri-zumi (mực mài). Đây là phần phế phẩm dư thừa sinh ra trong quá trình chế biến mực. Kezuri-zumi được trộn thêm với ít nước, để qua một đêm và nghiền nát. Kết quả cho ra loại mực có hạt to và độ đậm cao hơn loại mực thường dùng để vẽ tranh thủy mặc. Loại mực này thường được dùng để viết tên bản hiệu hay viết lên đèn lồng, những nơi cần màu đen đậm để đập vào mắt người từ xa.

[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/rWEqAZT.jpg[/IMG]
[IMG]http://i.imgur.com/rUhceXW.jpg[/IMG]

[I][COLOR="#0000CD"]Phần bối cảnh phía sau đầu rồng là một màu đen thăm thẳm[/COLOR][/I]

[IMG]http://i.imgur.com/wkRlbN9.jpg[/IMG][/CENTER]

[I][COLOR="#0000CD"][CENTER]So sánh Vân long đồ của Shōhaku với Long đồ của một họa sĩ khác để thấy rõ độ đậm nhạt khác nhau và chênh lệch trong kích thước[/CENTER][/COLOR][/I]

[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/UIcda75.jpg[/IMG]

[I][COLOR="#0000CD"]Kezuri-zumi, một phụ phẩm sinh ra trong quá trình chế biến mực[/COLOR][/I][/CENTER]

Một tác phẩm vẽ rồng khác cùng thời với Shōhaku là Bàn long đồ (蟠龍図 - Banryū-zu), tức tranh rồng cuộn trên trần Pháp đường Tướng Quốc tự (Shōkoku-ji) của họa sư Kano Mitsunobu. Bàn long đồ thể hiện một con rồng cuộn tròn trong một vòng tròn đường kính 9m nhưng đầu rồng thể hiện vẻ uy áp, dữ tợn. Con rồng được cho là thủ hộ thần trong Phật giáo nên thường xuyên xuất hiện trong đề tài vẽ tranh ở chùa chiền, vì thế nên thường mang vẻ hung bạo. Nhưng con rồng trong Vân long đồ của Soga Shōhaku lại mang vẻ mặt uy mua, hài hước và thân thuộc với con người như một loài thú nuôi. Có lẽ cũng là do cá tính của Shōhaku.

[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/6cavONL.jpg[/IMG]
[IMG]http://i.imgur.com/eduALpK.jpg[/IMG]

[I][COLOR="#0000CD"]Bàn long đồ của Kano Mitsunobu trên trần Tướng Quốc tự[/COLOR][/I][/CENTER]

Có một giai thoại rằng nhà chùa nọ cử người đến đặt Shōhaku vẽ một bức tranh. Người nọ đến nhà, đứng ngoài cửa gọi "tôi từ chùa XX đến đặt tranh, Shōhaku có nhà không?" thì Shōhaku ngồi trong nhà đáp vọng ra "cớ sao gọi Shōhaku trống không? Chẳng có thưa gởi gì cả!" và không ra tiếp. Người nọ bẻn lẻn bỏ về.

Một điểm độc đáo nữa của Vân long đồ là khi tắt đèn, soi nến vào gần bức họa thì thấy hình rồng như nổi lên khỏi khung nền, không còn là hình ảnh trên mặt phẳng nữa.

[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/bCeEHpU.jpg[/IMG]
[IMG]http://i.imgur.com/8wOJFQw.jpg[/IMG]
[IMG]http://i.imgur.com/iuitfI1.jpg[/IMG]

[I][COLOR="#0000CD"]Dưới ánh nến lung linh, con rồng như trồi hẳn ra khỏi phần giấy[/COLOR][/I][/CENTER]

Điểm chú ý khác của Vân long đồ là phần móng được vẽ như quặp từ trên xuống, không khí bị xé toạt được thể hiện bằng một nét mực to, mờ với mãnh lực dứt khoát. Đây là một kỹ thuật khó, và người ta suy đoán rằng Shōhaku đã vẽ nét vút này bằng loại bút gọi là "hài bút" với phần lông ở đầu nhiều hơn bút cọ thông thường, nên hút được nhiều nước hơn.

[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/71hA1A3.jpg[/IMG]

[I][COLOR="#0000CD"]Hài bút[/COLOR][/I][/CENTER]

Nếu để ý kỹ thì thấy nét vút phía trên nằm sau móng rồng, nhưng kéo xuống dưới lại nằm trước phần móng. Các hạt mực li ti được vẩy tung tóe quanh phần móng cũng mang lại sức sống mãnh liệt cho rồng.

[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/fPU3RIV.jpg[/IMG]
[IMG]http://i.imgur.com/vo0qvvx.jpg[/IMG][/CENTER]

Ngoài Vân long đồ, viện mỹ thuật Boston còn trưng bày nhiều tranh khác của Soga Shōhaku. Dưới đây là họa phẩm "quần tiên đồ bình phong", vẽ các vị tiên trên một bức bình phong.

[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/ZnWzx53.jpg[/IMG]
[IMG]http://i.imgur.com/loOwu1x.jpg[/IMG]
[IMG]http://i.imgur.com/Yv89ysT.jpg[/IMG]
[IMG]http://i.imgur.com/YBKMTcZ.jpg[/IMG]
[IMG]http://i.imgur.com/Y8cdrNL.jpg[/IMG]
[IMG]http://i.imgur.com/AbIQ6fq.jpg[/IMG][/CENTER]




1 bình luận :

  1. Nguồn gốc câu thành ngữ “Vẽ rồng điểm mắt” - Minh Chân Tướng
    [MINH HUỆ 5-9-2015]

    Thành ngữ
    “Vẽ rồng điểm mắt” bắt nguồn từ cuốn “Lịch đại danh hoạ ký” (Ghi chép về những danh hoạ nổi tiếng trong các triều đại) do Trương Ngạn Viễn thời Đường soạn, trong đó viết: “Vũ đế coi trọng việc sửa sang chùa chiền, thường lệnh cho Tăng Dao vẽ trang trí. Trương Tăng Dao vẽ bốn con rồng trên bức tường của Kim Lăng An Lạc Tự, ông không vẽ mắt. Ông thường nói: “Vẽ mắt rồng sẽ bay mất”.

    Xem thêm tại: Vẽ rồng điểm mắt

    ReplyDelete

 
Top