Nakazato Kaizan và
đèo Đại
Bồ Tát
Daibosatsu
Tōge, Đèo Đại Bồ Tát là một đại trường thiên tiểu thuyết của văn hào Nakazato
Kaizan được đăng liên tục trên các báo Miyako, Mainichi, Yomiuri từ năm
1913~1941.
Nói đến tiểu thuyết thời đại, tức là văn chương kiếm hiệp, võ hiệp thuộc dòng văn học đại chúng thì không thể không nhắc đến Nakazato Kaizan và tác phẩm để đời của ông. Có thể nói Đèo Đại Bồ Tát là tác phẩm mở đầu cho dòng văn học đại chúng và là tác phẩm văn chương võ hiệp hiện đại đầu tiên khơi mào cho thể loại này sau đó. Những tên tuổi lừng danh trong nền văn học Nhật Bản viết cho đại chúng như Yoshikawa Eiji với “Miyamoto Musashi”, Ikenami Shō Tarō với loạt tiểu thuyết kiếm khách, Shibaryō Tarō với tiểu thuyết lịch sử, Yamada Futarō với tiểu thuyết Ninja và nhiều văn hào khác không ít thì nhiều cũng đều chịu ảnh hưởng từ tác phẩm này. Khi Đèo Đại Bồ Tát ra đời, nó đã được nhiều cây bút cự phách đương thời như Kikuchi Kan, Tanizaki Junichirō, Akutagawa Ryūnosuke hết sức tán thưởng.
Nói đến tiểu thuyết thời đại, tức là văn chương kiếm hiệp, võ hiệp thuộc dòng văn học đại chúng thì không thể không nhắc đến Nakazato Kaizan và tác phẩm để đời của ông. Có thể nói Đèo Đại Bồ Tát là tác phẩm mở đầu cho dòng văn học đại chúng và là tác phẩm văn chương võ hiệp hiện đại đầu tiên khơi mào cho thể loại này sau đó. Những tên tuổi lừng danh trong nền văn học Nhật Bản viết cho đại chúng như Yoshikawa Eiji với “Miyamoto Musashi”, Ikenami Shō Tarō với loạt tiểu thuyết kiếm khách, Shibaryō Tarō với tiểu thuyết lịch sử, Yamada Futarō với tiểu thuyết Ninja và nhiều văn hào khác không ít thì nhiều cũng đều chịu ảnh hưởng từ tác phẩm này. Khi Đèo Đại Bồ Tát ra đời, nó đã được nhiều cây bút cự phách đương thời như Kikuchi Kan, Tanizaki Junichirō, Akutagawa Ryūnosuke hết sức tán thưởng.
Bối cảnh
của Đèo Đại Bồ Tát là cuối thời Mạc phủ, mở đầu bằng cảnh Tsukue Ryūnosuke chém
lão hành hương trên đèo. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời nhân vật Tsukue
Ryūnosuke, người bị ảm ảnh bởi cái hư vô và phát triển trên mặt báo gần ba mươi
năm. Nhưng bối cảnh câu chuyện không phát triển đến thời Minh Trị như trong lịch
sử mà đi vào một thế giới hư cấu. Tác giả gọi đây là “tiểu thuyết Đại Thừa” được
xây dựng từ nền tảng tư tưởng Phật giáo và muốn nhấn mạnh vào nghiệp báo của từng
chúng sinh. Tác phẩm vừa nhận ảnh hưởng của Lev Tolstoy và Victor Hugo, cùng
lúc lại đậm đà mầu sắc kōdan, một hình thức kể chuyện dân gian và cũng có thể
xem là nguồn gốc của tiểu thuyết võ hiệp Nhật Bản. Khi cầm bút, tác giả đã có ý
thức rằng mình sẽ viết bộ tiểu thuyết dài nhất Thế giới nhưng không may Kaizan
đã qua đời ở tuổi 59 nên bộ trường thiên này cũng không hoàn thành mà dừng lại ở
con số 41 quyển. Bộ tiểu thuyết thời đại dài nhất Thế giới hiện nay là "Tokugawa
" của Yamaoka Sōhachi. Xét ở góc độ nào đó thì Đèo Đại Bồ Tát không có nhân
vật chính. Tsukue Ryūnosuke cũng chỉ là một "chúng sinh " trong số
nhiều "chúng sinh " khác trong cõi đời mà tác giả miêu tả. Tác giả
không đi sâu vào tâm lý, suy nghĩ của Ryūnosuke mà chỉ mô tả hành động của nhân
vật này. Ryūnosuke hành động không vì mục đích gì cả, giết người không gớm tay,
lúc thì nghiêng về thiện, lúc lại ngã về bên ác. Hình ảnh ngọn đèo được ví như
ranh giới giữa vô minh và hữu minh.
Về bản thân tác giả Nakazato Kaizan, ông sinh năm Meiji
18 (1885) tại làng Hamura tỉnh Kanagawa, mất năm Shōwa 19 (1944). Ông là con
thứ của một người làm nghề xay gạo ở làng Hamura tỉnh Kanagawa, tên thật là
Yōnosuke. Ông được sinh ra trong một căn chòi nhỏ với cối xay nước trên con đê
Tamagawa gần đập nước Tamagawa Jōsui. Nơi ông sinh ra là vùng đất mạnh về
phong trào đấu tranh dân quyền. Gia đình Kaizan vốn làm nghề nông nhưng đến đời
bố thì bỏ nghề, mất hết ruộng đất và anh trai mất sớm nên cuộc sống rất khó
khăn. Sau khi tốt nghiệp tiểu học ông lên kinh đô làm nghề trực điện thoại ở khu
Nihon Bashi và giáo viên dự bị, nuôi sống cả gia đình. Trong khoảng thời gian
này ông rất mến phục Matsumura Kaiseki mà lấy hiệu là Kaizan. Từ nhỏ Kaizan đã
quen thuộc với văn chương cổ điển Nhật Bản như Heike Monogatari, bên cạnh đó
cón ham thích văn chương của Victor Hugo. Sau này tiếp cận với Thiên Chúa giáo
và chủ nghĩa Xã hội mà giao thiệp với những người Cộng sản như Kōtoku Shusui,
Sakai Toshihiko, Uchimura Kanzō và Yamaguchi Koken. Họ đều là những người trí
thức, nhà văn, nhà tư tưởng, nhà báo, nhà vận động xã hội và có nhiều ảnh hưởng
đến Kaizan. Sau ông liên kết với những người này liên tục gửi bài viết cho tuần
san Heimin (báo của những người bình dân). Tác phẩm đầu tay "Nanno Tsumi
" lọt vào vòng trúng tuyển do báo Heimin tổ chức và được đăng trên báo, từ
đó trở đi sáng tác thơ và tiểu thuyết của ông đều được đăng đều đặn trên báo
này. Sau Kaizan trở thành người biên tập cho tuần san "Chokugen "
(nói thẳng) và cũng trong thời kỳ này ông bắt đầu biết đến Lev Tolstoy và đến
nhà thờ của Uchimura Kanzō.
Đến năm 1939 ông vào làm cho tờ báo Miyako và lần lượt
đăng tiểu thuyết trên báo này. Sau này ông rời bỏ chủ nghĩa Cộng sản nhưng xảy "sự
kiện đại nghịch" (sự kiện Kōtoku Shusui bị hàm oan lập kế hoạch ám sát
Thiên Hoàng Minh Trị), những người đồng chí trước đấy như Kōtoku phần lớn bị bắt
và bị tử hình. Việc này tác động mạnh đến tinh thần của Kaizan, ông tìm đến Phật
giáo. Có thể thấy được tác động của sự kiện này đến Kaizan như thế nào qua trường
thiên Đèo Đại Bồ Tát.
Ông bắt đầu viết Đèo Đại Bồ Tát vào tháng 9 năm 1913 và gửi
đăng báo Miyako, đến năm 1941 thì chấm dứt mà câu chuyện vẫn chưa kết thúc. Đây
là tác phẩm để đời của Kaizan và ông được nổi tiếng nhờ vào những đánh giá, giới
thiệu của Kikuchi Kan. Vì sao Kaizan lại chọn ngọn đèo Đại Bồ Tát làm hình ảnh
chính cho tác phẩm của mình ? Vì nơi ông sinh trưởng cách chân đèo không
xa lắm nên có lẽ hình ảnh ngọn đèo đã quen thuộc với ông từ thuở thơ ấu. Năm
1969 có nhóm người theo chủ nghĩa Cộng sản tiến hành cuộc tập trận với quy mô lớn
trên đèo. Hơn nữa, theo sử sách ghi chép thì đã có nhiều nhân vật liên quan đến
Phật giáo từng đặt chân lên. Vì vậy mà một người quan tâm đến chủ nghĩa Xã hội
và tôn giáo như Kaizan chọn làm đề tài thì cũng không có gì lạ. Người ta nói rằng
trên đèo có những chỗ sương mù rất dày, hễ lạc vào đây thì khó lòng thoát ra.
0 bình luận :
Post a Comment