Nhân vương (âm Nhật: Niō, "nì ô" với chữ "ô" kéo dài) là tên gọi thân mật, phổ biến ở Nhật Bản đối với Kim cang (đọc âm khác là kim cương) lực sĩ, một vị thần bảo hộ Phật giáo (hộ pháp) trong Thiên bộ. 

Nhân vương được viết chữ Hán là 仁王 (nhân trong nhân đức, nhân từ, nghĩa là có lòng trắc ẩn của con người) hoặc cũng có khi ghi là 二王 (nhị vương). Kim cang lực sĩ, đọc âm Nhật là Kongō Rikishi (Côn gồ rì ki si) trong tiếng Phạn là Vajradhara (वज्रधर). Từ "Vajra" trong tiếng Phạn nghĩa là kim cang (cương), vật chất được cho là cứng rắn nhất ở cõi đời trần thế. Các tượng Kim cang lực sĩ (Nhân vương, Niō) ở Nhật thường được an trí thành cặp ở cổng trước chùa chiền. Trong đó, một tượng mở miệng được gọi là Agyō (A hình) còn tượng ngậm miệng được gọi là Ungyō (hồng hình).



Tượng Agyō và Ungyō tại Hưng Phúc tự

"A" là chữ cái đầu tiên trong tiếng Nhật, khi phát âm phải mở miệng ra và tượng Agyō tượng trưng cho sự khởi đầu, khai mở. Còn "Un" là chữ cái cuối cùng trong bảng 50 âm tiết tiếng Nhật, khi phát âm phải khép miệng lại và tượng Ungyō tượng trưng cho sự kết mạc.



Tượng Niō tại Nhật

Tại Nhật, thường thấy tượng Niō đứng hai bên cổng tự viện. Tượng thường được miêu tả để trần phần thân trên, lộ cơ bắp cuồn cuộn. Tượng Agyō (A hình) thể hiện tướng phẫn nộ, còn tượng Ungyō (Hồng hình) thể hiện vẻ ẩn kín cơn thịnh nộ vào bên trong. Sở dĩ có tạo hình như vầy là do việc tính cách hóa thần bảo hộ để ngăn không cho Phật địch vào bên trong chùa. Nơi an trí tượng Niō ở Nhật thường là nơi phơi sương dãi nắng dầm mưa nên hiện không còn mấy tượng từ trước thời Trung cổ ở trạng thái tốt.
Tượng Niō cổ nhất Nhật Bản là tượng đất sét ở cổng giữa của Pháp Long tự (Hōryū-ji) nhưng được các đời sau tu bổ nhiều, phần thân của tượng Ungyō đã chuyển sang vật liệu gỗ. 
Ngoài hai bên tả hữu ở cổng chùa, tượng Niō còn được an trí bên trong Phật đường. Điển hình cho việc này là tượng ở Hưng Phúc tự (Kōfuku-ji) ở Nara được an trí bên trong Phật đường và được xếp vào hàng quốc bảo (tạo tác từ thời Kamakura).
Như đã nói, tượng Niō thường được bài trí thành cặp Agyō và Ungyō, nhưng cũng có khi chỉ đứng một mình. Trong trường hợp này được gọi là "chấp Kim cang thần" (Shu Kongō-shin) hay còn gọi là "Kim cang thủ", "Trì Kim cang" mang nghĩa là vị thần cầm chày Kim cang. Chẳng hạn như tượng đất sét an trí phía sau tượng bổn tôn trong Pháp Hoa đường (Hokke-dō) ở Đông Đại tự (Tōdai-ji) được xếp vào hàng quốc bảo, hình dong tướng mạo giống với các tượng Niō khác nhưng cũng có điểm khác biệt là mình mặc giáp trụ chứ không để trần.




Tượng Chấp Kim cang ở Pháp Hoa đường, Đông Đại tự

Bên trong Pháp Hoa đường ở Đông Đại tự còn có một cặp tượng Niō khác, tượng Agyō được gọi là "Kim cang lực sĩ" (Kongō Rikishi) và tượng Ungyō được gọi là "Mật tích lực sĩ" (Misshaku Rikishi) và đều mặc giáp trụ.

Trong số Nhị thập bát bộ chúng trong quyến thuộc của Thiên thủ Quan Âm cũng có tượng Niō. Trường hợp này thì tượng Agyō được gọi là "Na la diên kiên cố vương" (那羅延堅固王 - Nhật: Nara-en-ken-go-ō) với ý nghĩa "sinh thiện" (làm cho có điều tốt lành) còn tượng Ungyō được gọi là "Mật tích Kim cang lực sĩ" (密迹金剛力士 - Nhật: Misshaku Kongō Rikishi) với ý nghĩa "đoạn ác" (làm cho mất điều ác). Na la diên kiên cố hàm nghĩa Kim cang, kim cương, cứng rắn không thể bị hủy hoại.


Hai tượng Kim cang Lực sĩ ở Đông Đại tự Nam Đại môn



Trong số các tượng cổ còn tồn tại đến nay, nổi bật nhất phải kể đến tượng Kim cang Lực sĩ (Nhân vương - Niō) ở Đông Đại tự Nam Đại môn. Tượng đứng này cao 8m, là kiệt tác để đời của Phật sư Unkei (Vận Khánh) năm Kennin thứ 3 (1203). Vào những năm Heisei, sau khi giải phẫu tượng thì người ta phát hiện ra văn thư được cho vào bên trong tượng. Theo đó thì các Phật sư Unkei, Kaikei (Khoái Khánh), Jōkaku (Định Giác), Tankei (Trạm Khánh) đã chỉ huy các Phật sư khác dựng tượng này trong 2 tháng ròng.

Danh sách các chùa an trí tượng Niō

+ Tối Thắng viện (Saishō-in) ở thành phố Hirosaki, tỉnh Aomori
+ Viên Giác tự (Engaku-ji) ở Tây Tsugaru, tỉnh Aomori
+ Khủng Sơn Bồ Đề tự (Osorezan Bodai-ji) ở thành phố Mutsu, tỉnh Aomori
+ Thường Kiên tự (Jōken-ji) ở tỉnh Iwate
+ Thiên Đức tự (Tentoku-ji) ở tỉnh Akita
+ Tây Phương tự (Saihō-ji) ở thành phố Sendai, tỉnh Miyagi
+ Lập Thạch tự (Risshaku-ji) ở tỉnh Yamagata
+ Huệ Long tự (Eryū-ji) ở tỉnh Fukushima
+ Quan Âm Giáo tự (Kannon-kyō-ji) ở tỉnh Chiba
+ Thiển Thảo tự (Sensō-ji) ở Tōkyō
+ Quan Âm tự (Kannon-ji) ở Tōkyō
+ Bổn Môn tự (Honmon-ji) ở Tōkyō
+ Tổng Trì tự (Sōji-ji) ở tỉnh Kanagawa
+ Cửu Viễn tự (Kuon-ji) ở tỉnh Yamanashi
+ Thiện Quang tự (Zenkō-ji) ở tỉnh Nagano
+ Nhược Trạch tự (Nyakutaku-ji) ở tỉnh Nagano
+ Phụng Lai tự (Hōrai-ji) ở tỉnh Aichi
+ Tài Hạ tự (Zaika-ji) ở tỉnh Aichi
+ Quan Âm tự (Kannon-ji) ở thành phố Nagoya, tỉnh Aichi
+ Nguyện Thành tự (Ganjō-ji) ở tỉnh Gifu
+ Viên Kính tự (Enkyō-ji) ở tỉnh Gifu
+ Hoa Nghiêm tự (Kegon-ji) ở tỉnh Gifu
+ Ất Bảo tự (Oppō-ji) ở tỉnh Niigata
+ Liên Hoa Phong tự (Rengebu-ji) ở tỉnh Niigata
+ Thụy Long tự (Zuiryū-ji) ở tỉnh Toyama
+ Thiên Quang tự (Senkō-ji) ở tỉnh Toyama
+ Diệu Thành tự (Myōjō-ji) ở tỉnh Ishikawa
+ Na Cốc tự (Nata-dera) ở tỉnh Ishikawa
+ Minh Thông tự (Myōtsū-ji) ở tỉnh Fukui
+ Thần Cung tự (Jingū-ji) ở tỉnh Fukui
+ Trung Sơn tự (Nakayama-dera) ở tỉnh Fukui
+ Ân Thành tự (Onjō-ji) ở tỉnh Shiga
+ Tây Minh tự (Saimyō-ji) ở tỉnh Shiga
+ Quảng Long tự (Kōryū-ji) ở cổ đô Kyōto
+ Thắng Trì tự (Shōji-ji) ở cổ đô Kyōto
+ Thiện Phong tự (Yoshimine-dera) ở cổ đô Kyōto
+ Vạn Thọ tự (Manju-ji) ở cổ đô Kyōto
+ Ái Đãng Niệm Phật tự (Otagi Nembutsu-ji) ở cổ đô Kyōto
+ Viên Long tự (Enryū-ji) ở cổ đô Kyōto
+ Kim cang viện (Kongō-in) ở cổ đô Kyōto
+ Đa Nễ tự (Tane-ji) ở cổ đô Kyōto
+ Tứ Thiên Vương tự (Shitennō-ji) ở phủ Ōsaka
+ Duệ Phúc tự (Eifuku-ji) ở phủ Ōsaka
+ Đông Đại tự (Tōdai-ji) ở tỉnh Nara
+ Hưng Phúc tự (Kōfuku-ji) ở tỉnh Nara
+ Pháp Long tự (Hōryū-ji) ở tỉnh Nara
+ Kim Phong Sơn tự (Kimpusen-ji) ở tỉnh Nara
+ Núi Cao Dã (Kōya) ở tỉnh Wakayama
+ Căn Lai tự (Negoro-ji) ở tỉnh Wakayama
+ Trường Bảo tự (Chōhō-ji) ở tỉnh Wakayama
+ Như Ý tự (Nyoi-ji) ở tỉnh Hyōgo
+ Già Da viện (Gaya-in) ở tỉnh Hyōgo
+ Phật Giáo Chi Vương Đường (Bukkyō-no-ō-dō) ở tỉnh Hyōgo
+ Ma Ny tự (Mani-ji) ở tỉnh Tottori
+ Trường Cốc tự (Chōkoku-ji) ở tỉnh Tottori
+ Kim Sơn tự (Kinzan-ji) ở tỉnh Okayama
+ Chơn Quang tự (Shinkō-ji) ở tỉnh Okayama
+ Tây Quốc tự (Saikoku-ji) ở tỉnh Hiroshima
+ A Di Đà tự (Amida-ji) ở tỉnh Yamaguchi
+ Thái Long tự (Tairyū-ji) ở tỉnh Tokushima
+ Linh Sơn tự (Ryōzen-ji) ở tỉnh Tokushima
+ Thiện Thông tự (Zentsū-ji) ở tỉnh Kagawa
+ Chí Độ tự (Shido-ji) ở tỉnh Kagawa
+ Thạch Thủ tự (Ishite-ji) ở tỉnh Ehime
+ Quán Tự Tại tự (Kanjizai-ji) ở tỉnh Ehime
+ Trúc Lâm tự (Chikurin-ji) ở tỉnh Kōchi
+ Thanh Long tự (Seiryū-ji) ở tỉnh Kōchi
+ Như Pháp tự (Nehō-ji) ở tỉnh Fukuoka
+ Lưỡng Tử tự (Futago-ji) ở tỉnh Ōita
+ Cảm Ứng tự (Kannō-ji) ở thành phố Izumi, tỉnh Kagoshima
+ Đào Lâm tự (Tōrin-ji) ở Okinawa

0 bình luận :

Post a Comment

 
Top