Tác phẩm Asago byōbu no zu được trưng bày tại Metropolitan


Đọc bản pdf tại đây trong trường hợp nhà mạng Việt Nam dở chứng, không xem được hình ảnh trong bài.

Tháng 7 năm 2012, tại viện mỹ thuật Metropolitan, Mỹ quốc có đợt trưng bày các tác phẩm của họa sĩ Nhật Bản Suzuki Ki-itsu. Trong số đó có tác phẩm "bức bình phong hoa bìm biếc" (朝顔屏風図- âm Nhật: Asago byōbu no zu- Hán Việt: Triêu nhan bình phong đồ) là bức họa thu hút nhiều người xem hơn cả.
Suzuki Ki-itsu là một họa sư Rinpa (琳派- Lâm phái), trường phái mỹ thuật nổi tiếng ở Nhật từ cuối thời Momo-yama, cực thịnh ở thời Edo. Người ta không biết nhiều về thân thế của Suzuki Ki-itsu, chỉ rõ ông ra đời trong một gia đình làm nghề nhuộm vào cuối thời Edo, đến năm 18 tuổi thì theo nghệ sĩ Rinpa nổi danh lúc bấy giờ là Sakai Hō-itsu học vẽ. Trong cuộc đời hoạt động của mình, Suzuki vẽ rất ít và gần như vô danh ở Nhật, trái với các nghệ sĩ Rinpa khác. Tác phẩm tiêu biểu của ông là "bức bình phong hoa bìm biếc" (Asago byōbu no zu) cũng không được mấy người Nhật biết tới, nó chỉ được triển lãm 2 lần ở quê hương sau khi ông mất. Mãi đến khi một nhà sưu tập người Mỹ phát hiện ra tác phẩm này thì tên tuổi của Suzuki Ki-itsu mới được biết tới nhiều.



Hoa Asagao tượng trưng cho đất nước Nhật Bản trong nhận thức của người Tây


Bức bình phong hoa bìm biếc của Suzuki Ki-itsu là tác phẩm nổi bậc trong đợt trưng bày tại viện mỹ thuật Metropolitan hồi tháng 7 năm 2012. Nó thu hút mọi ánh nhìn, kể cả người Tây phương bởi design, bố cục mang tính nhân tạo, vừa huyền ảo và cảm giác thân thuộc, không xa lạ. Dù là người không hiểu biết về văn hóa, truyền thống Nhật Bản thì thoạt nhìn vẫn thấy được sức hút từ những cánh hoa Asagao xanh thẫm sinh động trên nền bình phong dát vàng. Hoa Asagao tượng trưng cho vẻ đẹp mong mang trong tạng thức của người Nhật, vì nó chỉ nở chốc lát trong buổi sáng. Còn đối với người Tây phương thì Asagao là motif quen thuộc về Nhật Bản. Hoa Asagao mang lại cảm giác rất Nhật đối với người Tây. Mặc dù bức họa được vẽ vào thế kỷ 19, nhưng nó mang lại cảm giác rất hiện đại, đầy tính Pop art (nghệ thuật đại chúng) chứ không mang vẻ cổ điển, xa cách bởi ranh giới của các nền văn hóa.









Nhưng sức hút lớn nhất của bức bình phong cao 2m, dài 8m này chính là màu xanh của những cánh hoa. Người Nhật gọi nó là màu xanh của cà tím (Nasukon), còn người Mỹ gọi là xanh Indigo, màu quần Jean. Màu xanh của hoa Asagao trong tác phẩm thu hút người xem ở vẻ tươi tắn mà nhu nhuyến mà họ không thể lý giải được. Khi người Mỹ lần đầu áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc phân tích bức bình phong thì họ thấy, Suzuki Ki-itsu không dùng loại thuốc màu đặc biệt gì để vẽ hoa Asagao cả. Vẫn là màu sắc mà các họa sư Nhật Bản đương thời vẫn dùng. Nhưng sự khác biệt trong màu xanh của hoa Asagao trong bức họa này đến từ kỹ thuật vẽ của Suzuki.





Khi phân tích, người ta thấy các hạt màu xanh trên cánh hoa như trồi lên khỏi nền dát vàng. Nói cách khác, cánh hoa màu xanh như làm từ chất liệu nhung, mang lại cảm giác mềm mại nhu nhuyến cho nó. Thông thường, trong màu vẽ có chất keo để giữ hạt màu dính vào phông nền. Trong tranh của các họa sư khác thì phần keo bao phủ lên hạt màu, làm bề mặt màu phản xạ ánh sáng và mang lại cảm giác bóng loáng. Nhưng màu xanh trong hoa Asagao của Suzuki chỉ có một nửa lượng keo, tức keo không phủ lên bề mặt hạt màu, làm ánh sáng chiếu vào bị tán loạn đi. Điều này mang lại cảm giác mềm mại cho cánh hoa. Nhưng lượng keo ít đi đồng nghĩa với việc màu dễ bị bong ra. Nhưng bức bình phong hoa Asagao của Suzuki Ki-itsu vẫn giữ được gần như nguyên trạng sau hơn 150 năm, cho tới ngày nay.

Trong quá trình phân tích, người ta cũng phát hiện ra rằng với cách quét màu ít keo như vậy thì rất dễ bị loang, cho nên Suzuki đã quét cả thảy 3 lần lên bức bình phong.
Dù không được biết tới nhiều ở quê nhà, nhưng bức bình phong hoa Asagao của Suzuki Ki-itsu lại được người Mỹ đề cao và xem như là một danh tác của thế kỷ 19.


Khi thử cắt hết cành lá thì thấy những cánh hoa mang vẻ phù du trôi nổi, không còn chịu tác động của trọng lực nữa


Viện mỹ thuật Metropolitan còn trưng bày một số tác phẩm khác của Suzuki Ki-itsu. Dưới đây là bức bình phong "dòng suối mùa hạ, thu" (夏秋渓流図 - Natsu aki keiryū no zu) được ông vẽ khi đã quá 40 tuổi.




Ngoài ra còn một bức tranh hoa Asagao khác. Bức vẽ này đậm những nét cơ bản và được cho là tác phẩm của Suzuki Ki-itsu khi mới vào nghề.



Asagao no zu, vẽ trước năm 1826

4 bình luận :

  1. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  2. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  3. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  4. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete

 
Top