Phàm là người Á châu, thì bất kể theo tôn giáo nào, thì ai cũng đều biết đến câu "Nam Mô A Di Đà Phật", dù câu này được đọc khác nhau trong các thứ tiếng khác nhau. Đây gần như là câu biểu tượng của Phật giáo, là câu nổi tiếng nhất của Phật giáo.
A Di Đà Phật, là danh hiệu một trong số rất nhiều vị Phật, theo quan niệm Phật giáo. Điều này có lẽ nhiều người biết. Nhưng còn "Nam Mô" nghĩa là gì?





Từ Nam Mô hay Nam Vô (chữ Hán: 南無) là cách phiên âm Hán của từ tiếng Phạn (Sanskrit) "Namas" hay "Namo". Hai chữ Hán 南無 đọc theo âm Hán Việt là "nam mô", theo âm Hán Nhật là "Namu".
(Phái Tịnh Độ Chơn Tông <Jōdo Shinshū>, Bổn Nguyện tự <Hongan-ji> ở Nhật lại đọc là "Namo")

Từ "Namas" hay "Namo" trong tiếng Phạn là từ tán thán, thể hiện sự cung kính, kính ý và thường được dịch ý là đảnh lễ, kính lễ, thường được dùng đồng nghĩa với từ "quy y" trong Phật giáo.

Trong cuộc sống thường ngày, người Ấn Độ thường nói "Namaste" như một câu chào hỏi, mang ý nghĩa là cảm tạ/tôn kính ông/bà. Từ "Namas" có nghĩa là "cảm tạ", "tôn kính" và "te" là ngôi thứ hai, ông/bà.



Theo thói quen, người Việt có lối nói "Mô Phật!" khi gặp sự ngoài ý, bất ngờ, cầu được an ổn. Đây là một thán từ đồng nghĩa với "trời ơi!".
"Mô Phật" cũng là hình thức rút gọn của "Nam Mô Phật", hay "Nam Mô A Di Đà Phật". Có lẽ thói quen này xuất phát từ sự lớn mạnh của nhánh Tịnh Độ tông trong Phật giáo, hình ảnh đức A Di Đà đồng nghĩa với sự cứu vớt, và người ta đọc danh hiệu của ngài khi khốn khó, cần sự trợ giúp.

Điều tương tự cũng có thể thấy trong ý thức của người Nhật Bản. Tiếng Nhật có thán từ "Namu-san" (南無三, Nam mô tam) là cách nói tắt của "Namu-sampō" (南無三宝, Nam mô tam bảo). Người ta thốt lên câu này từ trong tiềm tàng ý thức, khi gặp nghịch cảnh bất ngờ, không như ý và cầu mong sự giúp đỡ, trấn an. Người Nhật dùng thán từ (câu) này cùng tánh cánh với "Mô Phật" của người Việt.

1 bình luận :

  1. Cảm ơn bạn đã chia sẻ bài viết rất hay và chi tiết
    ..........................
    Huyền Sport
    Võ Thuật
    bong88 l bong88

    ReplyDelete

 
Top