Bài này được dịch từ sách "Cực ý quyền pháp: phát kình và căn bản quyền" (Kempō gokui- hakkei to kihon-ken) của tác giả Matsuda Ryūchi do BAB Japan xuất bản.
Đọc phần 1 tại đây: click.



Chủng loại và các giai đoạn của kình

Tôi nói kình không chỉ đơn thuần là mặt đả kích như phát kình, mà là năng lực để thực hiện thành công tất cả mọi kỹ thuật công kích cũng như phòng vệ (chẳng hạn như hóa kình, tôi sẽ giải thích kỹ ở phần sau). Chỉ nói riêng trong mặt công kích thì cũng có thứ nền tảng gọi là "căn bản kình", và nó cũng khác với phát kình dựa vào cách phương pháp đả kích (đấm, đánh).

Đầu tiên là về căn bản kình, thứ làm nền tảng cho tất cả các loại kình lực, thì Lưu vân Tiều tiên sinh cho đó là:
+ Trầm trụy kình ("trầm trụy" nghĩa là chìm xuống. Đây là cách vận dụng trọng lực khi hạ thấp trọng tâm)
+ Thập tự kình ("thập tự" là hình chữ "thập", hình dấu cộng. Đây là cách vận dụng lực căng khi vươn thân thể theo các hướng tiền hậu/tả hữu)
+ Triển ty kình ("triển ty" nghĩa là sợi tơ quấn, dính. Đây là thứ được sinh ra do hoạt động theo chiều xoắn ốc của tay chân và hông, và cũng là chuyển động nhằm gia tăng và truyền đạt thứ được sinh ra qua chuyển động trên)

Còn theo Ngô Thị Khai Môn Bát cực quyền thì "lục đại khai" (chửu, bão, đơn, đề, khố, triển) chính là căn bản kình.
Còn các môn phái khác cũng có căn bản kình đặc trưng khác nhau, như Thông bối quyền và Phiên tử quyền thì lấy lãnh, đạn, thúy, khoái, ngạnh làm căn bản kình, Hình ý quyền và Tâm ý Lục hợp quyền thì có thái, phác, khỏa, thúc, quyết. Trong đó có nhiều loại tuy tên gọi khác nhau nhưng bản chất tương đồng nhau.

Tiếp theo là về phương hướng đả kích thì có:
+ Đấm thẳng (xung quyền, băng quyền, trung quyền)
+ Đấm lên (toàn quyền)
+ Đấm xuống (tài chùy)
+ Đánh búa sắt (bích quyền, khảm quyền)
+ Đánh mặt bên (hoành quyền)

Tùy vào cách đánh mà cách phát kình cũng khác nhau.
Trong phát kình thì cự ly chính là khoảng cách từ quyền/chưởng đánh ra cho tới cơ thể của đối phương. Cự ly xa thì gọi là "trường kình" hay "xích kình", cự ly gần thì gọi là "đoản kình", "thốn kình", "phân kình" hay "lãnh kình".
(Xích, thốn, phân... đều là các đơn vị đo chiều dài thời cổ)

Về giai đoạn (mức độ) của kình lực thì có: minh kình (cương kình), ám kình (giống như thốn kình), hóa kình (nhu kình, khác với hóa kình trong phòng ngự). Đây là do cách vận dụng khác nhau trong quá trình tu luyện chứ không phải khác nhau do phương pháp, và uy lực cũng khác nhau tùy thuộc vào mức độ tu luyện (công phu).

Ngoài các kiểu phát kình khác nhau do môn phái khác nhau kể trên, còn có đẩu kình vốn là đắc ý của Trần thị Bát cực quyền, phiên lãng kình là căn bản kình của Hình ý quyền. Đây là các kiểu phát kình đặc trưng của môn phái.
Trong phát kình thì có tích trữ kình đánh kình ra. Giai đoạn tích kình giống như việc dương dây cung, giai đoạn phát kình giống như khi bắn mũi tên ra. Về hô hấp thì khi tích kình, hít vào để tích trữ, khi phát kình thì thở mạnh ra.

Kình là thứ được sinh ra nhờ động tác của cơ thể kết hợp với năng lượng hô hấp (khí) và kỹ thuật. Hiệu quả của kình, trông thì có vẻ thần bí nhưng bản chất nó không phải là thứ phi khoa học, phản khoa học.

Nói về thốn kình:
Thốn kính là việc phát kình trong nháy mắt từ khoản cách gần. Người không có công phu dù có bắt chước mấy cũng chẳng có uy lực. Nó là kỹ thuật mà cũng không phải kỹ thuật.
Qua quá trình tuy luyện nhiều năm, người luyện có thể rút ngắn động tác phát kình từng chút một mà thành. Người khác nhìn vào chỉ thấy làm cú đấm ngắn từ cổ tay, nhưng thật ra đó là sự phối hợp hài hòa của toàn thân và cũng dựa vào nguyên tắc giống với trường kình (minh kình).
Không cần phải nói, phát kình chính là vận động phối hợp của toàn thân. Trong khẩu quyết luyện quyền có câu "nhất động bách động, nhất bất động bách bất động" (khi động thì toàn thân đều động, khi không động thì cả cơ thể đều không động) và "nhất thân chi quyền, luyện thành nhất gia" (kình phát sinh do phối hợp toàn thân).

1 bình luận :

  1. Bác cho em hỏi Phiên lãng kình là loại kình như thế nào ạ?

    ReplyDelete

 
Top