Nội công pháp là luyện cách vận dụng ý thức

Trước đây tôi đã nói đến luyện công pháp, nhưng trong đó không có đề cập đến nội công pháp và khí công pháp nên có lẽ nhiều người sẽ hoài nghi. Có một sự thật là trong thời gian gần đây, Bát Cực quyền cũng luyện nội công pháp là điều thường thức trong suy nghĩ của nhiều người. Tuy nhiên, họ không hiểu nội công pháp và khí công pháp là để nuôi dưỡng cái gì.



Trong nhận thức của nhiều người, thường có hiểu lầm rằng võ thuật Trung Quốc chiến đấu bằng "khí". Suy nghĩ này dẫn đến nhầm lẫn tai hại rằng học võ không cần phải trải qua quá trình luyện tập gian khổ. Vốn họ không nắm rõ khái niệm "khí" là gì mà cho rằng đó là một sức mạnh mang tính thần bí. Đây là một vấn đề trong suy nghĩ. Thực tế, trong số những người học võ và những thầy dạy, cũng có những người tin tưởng vào tính thần bí của "khí" mà thuyết giảng cho những người khác. Sự hiểu nhầm như vậy chẳng phải là điều mới mẻ gì đối với võ thuật Trung Quốc. Nhất là với nội gia quyền thì khuynh hướng này còn mạnh hơn. Điều thật sự nguy hiểm là những người muốn học võ lại đi tìm tính thần bí quái dị đó, và dĩ nhiên là họ tập trung quanh những người dạy võ quán đản ra sức thuyết giản về tính thần bí của "khí".

Võ thuật Trung Quốc không chiến đấu bằng thứ năng lượng kỳ dị gọi là "khí" từ không gian thứ nguyên khác đến. Nó là phương pháp luận chiến đấu bằng cách kiểm soát chắc chắn nhục thể của bản thân. Tôi muốn quý vị hiểu rõ điểm này.

Có thể quý vị chủ trương rằng võ thuật Bắc phái Trung Quốc, bao gồm nội gia quyền, có những tiến bộ cao độ. Nhưng đừng nghĩ nó là môn võ thuật cao cấp vì dựa trên nền tảng sức mạnh thần bí được gọi là "khí". Hoàn toàn sai lầm. 
Nếu quý vị nói, một ngày nọ, đột nhiên thân thể tôi được bao bọc trong một thứ ánh sáng vàng kim, thứ ánh sáng phát ra từ cơ thể mang lại sức mạnh bí ẩn giúp quý vị trở thành vô địch thì lúc đó quý vị đã không còn ở trong lãnh vực của võ thuật nữa rồi, mà đó là một thứ tôn giáo thì đúng hơn.

Nếu hỏi tại sao võ thuật Trung Quốc truyền thống là cao cấp, thì lý do nằm ở điểm kỹ thuật công-phòng và lý luận đả kích của nó đã tiến hóa đến cao độ chứ không phải thứ năng lực thần bí được gọi là "khí". Nếu hiểu rõ điều này thì việc phân biệt nội gia quyền với ngoại gia quyền cũng trở thành vô nghĩa, và quý vị sẽ tự hiểu được việc đánh giá môn phái nào là nhất, đâu là danh môn cũng sẽ trở nên vô nghĩa.

Tuy nhiên, cần nói thêm rằng trong số các môn võ thuật Trung Quốc truyền thống thì chỉ có duy nhất Thông Bối quyền được đánh giá hết sức cao. Thông Bối quyền này là danh môn trong số các danh môn, và sự thật là người luyện Bát Cực quyền cũng luyện song song Phách Quải quyền, môn võ cùng loại với Thông Bối quyền. 

Thông thường, ngay cả trong số các môn võ được gọi là danh môn thì cũng không thành công trong việc phát triển đến cao độ cả hai yếu tố đồng thời là kỹ thuật công-phòng và lý luận đả kích. Thường thì các môn võ phải hy sinh một yếu tố để hoàn thiện yếu tố kia. Nhưng Thông Bối quyền đã thành công trong việc tiến hóa đồng thờ cả hai yếu tố này, và có thể nói đây là môn phái hy hữu. Ngay cả môn võ cùng loại là Phách Quải chưởng cũng có một ít khuyết điểm trong kỹ thuật công-phòng. Việc này cho thấy độ hoàn thiện của Thông Bối quyền như thế nào.
Trong số đó phải kể đến Ngũ hành Thống Bối tiểu giá thức của họ Kỳ truyền dạy Tu kiếm si. Vì độ hoàn thiện của nó quá cao nên người được truyền thụ cực kỳ ít. Nếu tìm khắp cả nước Nhật cũng chẳng thấy được các bài sáo lộ Tam thập lục thủ với Kỳ hình chưởng đại diện cho Ngũ hành Thông Bối tiểu giá thức của họ Kỳ. Tương tự, cả nước Nhật cũng chẳng tìm đâu ra người truyền dạy Thông Bối kiếm và Thông Bối đao, những món binh khí thần bí của môn phái này.

Vì Thông Bối quyền được phát triển đến cao độ, hiếm thấy ở các môn võ khác và kỹ thuật cũng cực kỳ nguy hiểm nên rất ít người truyền dạy, và nhiều người học Thông Bối quyền cũng hay che giấu sự thật này. Dĩ nhiên là người Nhật là người ngoại quốc nên cơ hội học được lại càng hiếm hoi. Người Nhật chỉ học được thứ căn bản công vô thưởng vô phạt và những bài sáo lộ đơn giản mới được sáng tạo trong thời gian gần đây.

Trở lại vấn đề chính. Ở trên tôi có đề cập đến việc võ thuật truyền thống Trung Quốc đã phát triển "kỹ thuật công-phòng" và "lý luận đả kích" đến mức cao độ. Nhưng phần lớn các môn phái thì chỉ chú trọng đến một trong hai yếu tố này. Bát Cực quyền là môn phái lựa chọn lực đả kích hơn là kỹ thuật công-phòng.
Điểm quan trọng ở đây, tôi muốn quý vị đừng hiểu nhầm là để cường hóa lực đả kích thì không phải cứ sử dụng thứ năng lượng "khí" là xong. Quả đúng là Bát Cực quyền có truyền dạy mấy nội dung nội công pháp. Nhưng nó dùng để làm gì, để nuôi dưỡng thứ gì, thì tôi muốn quý vị suy nghĩ dựa trên thực tế.
Nhưng trước đó, tôi muốn quý vị biết về khái niệm khí trong võ thuật truyền thống Trung Quốc. Trong võ thuật truyền thống Trung Quốc thì khí là dòng chảy của ý thức. Nó không phải là thứ năng lượng từ vùng thứ nguyên khác. Nó là việc giữ "cảm giác" một cách chắc chắn ở khắp mọi ngóc ngách trong cơ thể, phát triển nó lên và thông qua cảm giác của chân tay hay một phần cơ thể để cảm tri được cơ thể của địch rõ ràng nhất. Tác dụng tri giác này là chính là dòng ý thức, chính là khí.

Tôi viết thế này thì có thể nhiều người sẽ nghĩ, à chỉ là vậy thôi sao. Nhưng thực ra đây là điểm khá quan trọng. Chẳng hạn như khi tung ra cú đấm, ta cần phải thỏa mãn những yêu cầu vi tế nào đó mà xuất lực. Và để thỏa mãn những yêu cầu đó thì cần phải nắm rõ tri giác, cảm quan của từng ngóc ngách trong cơ thể. Để giải thích việc này cho dễ hiểu thì người xưa đưa ra khái niệm khí, vì như vậy thì đối với người Trung Quốc ngày xưa thì dễ dàng hình dung được. Đối với người Nhật cũng thường có những ẩn dụ dễ hiểu khi giải thích về cú đấm.

Viết đến đây, hẳn là quý vị đã nhìn thấy được ý nghĩa của nội công pháp. Vốn tất cả những kiểu luyện tập, bao gồm cả luyện tập nền tảng cơ bản đều là luyện công pháp. Nói không quá lời, tuy không phải là tất cả nhưng phần lớn việc luyện công của Bát Cực quyền là những phương pháp thao tác thân tâm để phát kình mãnh liệt. Và nội công pháp bao hàm ý nghĩa là phương pháp về mặt tinh thần, để luyện cách vận dụng ý thức.
Nói một cách cụ thể, trong khoảnh khắc khi đánh ra thì cần phải tập trung lực, cần điều kiện là gân cốt cơ bắp toàn thân phải nhịp nhàng với nhau, và vận động của cơ thể cũng phải phối hợp nhịp nhàng với nhau. Để làm được việc đó thì các phần của cơ thể phải cảm tri, phải cảm giác, nhận thức được một cách rõ ràng. Nội công pháp chính là như vậy, quyết không phải là để sở hữu một thứ sức mạnh thần bí nào hết.


Bài viết: Aoki Yoshinori

4 bình luận :

  1. Nhờ bài viết này mà tôi đã mở mamg thêm 1 phần kiến thức. Xin cảm ơn.

    ReplyDelete
  2. xin ad có thể post lại mấy video hướng dẫn của Aoki Yoshinori mà ad từng đăng ko,youtobe xóa hết rồi

    ReplyDelete
    Replies
    1. Phần video thì sẽ reup lại sau, đăng trong những bài tiếp theo nhé bạn.

      Delete

 
Top