Đọc bản pdf tại đây (click)




1. Khái quát

Phi long quyền (Hiryū no ken, 飛龍の拳) là tên loạt game hành động, đấu võ do hãng Culture Brain phát mãi. Loạt game này khởi đầu với phiên bản đầu tên có tên "Bắc phái Thiếu Lâm Phi long quyền" (Hokuha Shōrin Hiryū no ken) khởi đầu trên máy Arcade vào năm 1985. Phiên bản này được biết đến với cái tên "Shanghai kid" (tiểu tử Thượng Hải) ở đất Âu Mỹ. Kể từ đó, nội dung game được thêm nhiều yếu tố và triển khai trên nhiều hệ máy chơi game gia đình qua các phiên bản khác nhau. 


[​IMG][​IMG]
Băng cartridge và màn hình mở đầu của phiên bản "Gonin no Ryū-senshi" trên máy Famicom




Phiên bản trên Arcade chỉ mang hình thức đấu võ đối chiến, nhưng từ khi được triển khai sang hệ máy Famicom (FC, hay NES) thì có thêm yếu tố hành động, đi cảnh. Các phiên bản sau này hầu như đều thống nhất với nội dung hành động, đấu võ xoay quanh một đề tài.

Điểm đặc trưng nhất của loạt game Hiryū no ken chính là hệ thống "Tâm nhãn" (Shingan) thể hiện vị trí tấn công và phòng ngự trên cơ thể nhân vật người chơi và đối phương. Nhờ có "Tâm nhãn" mà nhân vật nhìn thấy điểm sơ hở trên cơ thể đối phương hay nhìn thấu được đối thủ sắp tấn công vào bộ vị nào của mình. Dấu Tâm nhãn xuất hiện ở 3 bộ vị: thượng đoạn (vùng đầu), trung đoạn (vùng ngực-bụng) và hạ đoạn (vùng chân) trên cơ thể. Người chơi nhấn nút thập tự theo hướng mà dấu Tâm nhãn xuất hiện, cùng với nút tấn công để đánh vào vị trí sơ hở của địch. Còn khi dấu Tâm nhãn xuất hiện trên cơ thể nhân vật của mình, người chơi phải nhấn nút thập tự theo hướng xuất hiện của nó để phòng vệ. Chẳng hạn, khi dấu Tâm nhãn xuất hiện ở thượng đoạn, thể hiện rằng địch sắp tấn công vùng đầu, mà người chơi lại nhấn nút xuống thì sẽ không phòng ngự được đòn đánh của địch.


[​IMG]
Dấu Tâm nhãn thể hiện vùng thượng đoạn mà địch chuẩn bị tấn công trong phiên bản Golden Fighter trên máy Super Famicom

Ngoài ra, còn những dấu hiệu khác xuất hiện ngẫu nhiên trên các bộ vị của cơ thể, mà nếu đánh vào đó có thể gây mất khả năng phòng vệ hay kết liễu đối thủ ngay lập tức.
Từ phiên bản Hiryū no ken III trở đi thì mỗi khi phòng vệ thành công, thanh KO sẽ tăng lên (các phiên bản trước đó, chỉ cần tấn công hay phòng vệ thì thanh này đều tăng). Khi thanh KO đầy thì nhân vật có thể sử dụng "đấu khí" hay tuyệt kỹ áo nghĩa "Phi long quyền". Từ phiên bản Hiryū no ken II trở đi thì có thêm yếu tố "biến thân" và "pháp lực".
Hệ thống Tâm nhãn chỉ được sử dụng trong các phiên bản đời đầu cho đến Golden Fighter trên SFC. Các phiên bản sau này mất đi khái niệm Tâm nhãn, trở thành những game đấu võ đối chiến thông thường.

Các phiên bản đầu tiên trên FC được "chế biến" lại cho phù hợp với thị trường Âu Mỹ với cái tên "Flying Warriors". Các yếu tố thuần Á Đông như "khí", "pháp lực" hay những mạn đà la, chân ngôn, phục trang... đều được sửa đổi sao cho phù hợp với thị hiếu của người Tây phương.

[​IMG]
Các nhân vật trong Flying Warriors đều được thiết kế lại, trông giống các siêu anh hùng trong văn hóa đại chúng Tây phương





2. Nội dung

Nội dung của Hiryū no ken bắt đầu từ phiên bản Hiryū no ken ōgi no sho (Phi long quyền: áo nghĩa thư), xoay quanh cuộc chiến của thiếu niên Ryūhi (Long Phi) với thế lực hắc ám. Ryūhi được Thọ An lão sư nuôi dưỡng và dạy võ nghệ trên đỉnh nói Long Phi, một nơi hẻo lánh ở Trung Quốc. Một ngày nọ, Thọ An lão sư bị một tổ chức bí ẩn là "Nanh rồng" (Ryū no kiba) sát hại để cướp lấy áo nghĩa thư (bí kiếp võ công) Phi long quyền.
Tuy nhiên, nội dung của áo nghĩa thư này được phân chia thành nhiều cuộn, trong đó duy nhất cuộn "Tâm nhãn thư" còn sót lại được Thọ An lão sư dặn phải mang đến cho trụ trì Thiếu Lâm tự là Nguyên Nhai. Dặn dò đệ tử xong thì Thọ An lão sư qua đời, Ryūhi lên đường tìm đến Thiếu Lâm tự. Khi hội ngộ với Nguyên Nhai, Ryūhi được truyền dạy cực ý Tâm nhãn. Từ đó Ryūhi quyết tâm tham gia vào đại hội võ thuật toàn Thế giới để đoạt lại những cuộn áo nghĩa thư đã bị tổ chức Nanh rồng lấy mất.
Qua các trận đấu võ, Ryūhi biết được âm mưu chinh phục thế giới của Nanh rồng, và cuối cùng đụng độ tổng soái của tổ chức này là Fūzufū trong trận chung kết.

Trong Hiryū no ken II Doragon no tsubasa (Phi long quyền II: cánh rồng) thì Ryūhi mãi miết tu luyện trên đỉnh Long Phi để cứu Thế giới một lần nữa, vào 4 năm kể từ sau cuộc đụng độ với Fūzufū.
Câu chuyện lần này tập trung vào thời xa xưa, khi cõi trần có hai thế lực đối lập là ánh sáng và bóng tối ngập tràn. Thuở ấy, đại vương của Ma giới là Đại ma thần đã lãnh đạo đội quân mình mặc giáp đen, khởi đầu cuộc chinh phạt Thiên giới.
Nhờ vào thắng lợi của vị anh hùng Long Thiên Đại Thánh (Ryūten Taisei) mà Thiên giới được cứu, còn Đại ma thần bị phong ấn bằng sức mạnh của mạn đà la. Nhưng Đại ma thần đã để lại một lời tiên tri "khi hung tinh (sao dữ) xuất hiện, ta sẽ hồi phục". Để ngăn chặn Đại ma thần hồi phục, Long Thiên Đại Thánh đã phái 5 Long chiến sĩ xuống trần.


[​IMG]

Hình ảnh Long Thiên Đại Thánh trong bản FC

Kể từ đó, Ryūhi không còn đơn độc trong cuộc chiến chống lại thế lực hắc ám. Trong Hiryū no ken III Gonin no Ryū-senshi (Phi long quyền III: 5 vị Long chiến sĩ) còn xuất hiện thêm 4 nhân vật khác, cùng sát cánh bên Ryūhi để chống lại ma thần.


3. Tính địa phương

Phiên bản đầu tiên, Bắc phái Thiếu Lâm Phi Long quyền là một game đấu võ, chủ đề Trung Hoa. Các phiên bản sau đó vẫn giữ nguyên thiết lập này nhưng có triển khai thêm nhiều yếu tố. Rõ ràng nhất là từ Hiryū no ken II Doragon no tsubasa đã thêm yếu tố biến thân. Sau khi biến thân, toàn thân nhân vật được bao bọc trong bộ áo giáp vững chãi. Thiết kế của những bộ giáp này dựa trên các pho tượng cổ trong Phật giáo Nhật Bản: tứ Thiên vương và Dược Sư thập nhị thần tướng.


[​IMG][​IMG]
Tượng Phạt Chiết La (Basara) đại tướng và tượng Quãng Mục Thiên (Kōmokuten) trong một ngôi chùa cổ tại Nhật

Ngoài ra, Phi long quyền còn có nhiều yếu tố khác mang đậm chất Á Đông, hay nói cụ thể là đậm chất văn hóa Phật giáo. Đó là danh xưng các vị Minh vương (Myō-ō) xuất hiện trong game, là pháp lực, chân ngôn, mạn đà la...


[​IMG]

Khi thi triển pháp lực, nhân vật đọc một câu thần chú mang hơi hướm chân ngôn của Phật giáo​



Chính vì những yếu tố đậm nét Á Đông này mà hãng phát triển đã gặp khó khăn trong việc "địa phương hóa" khi phát hành game ở thị trường Âu Mỹ. Toàn bộ yếu tố Á Đông bị loại bỏ, thay bằng những yếu tố Tây phương thông thường. Tên các chiêu thức không còn đậm chất "kiếm hiệp" hay Phật giáo mật tông nữa mà chuyển sang các danh từ dễ hiểu đối với người Tây phương.

Bộ giáp của các nhân vật vốn dựa trên thiết kế của các vị thần tướng trong Phật giáo, thì khi sang trời Tây được chuyển hóa thành áo choàng, phục trang bó sát người vốn thường thấy ở các nhân vật siêu anh hùng Âu Mỹ như Batman, Superman,...
Tên gọi Hiryū no ken cũng bị đổi thành Flying Warriors khi phát hành ở Âu Mỹ.

4. Nhân vật


a. Phe Long chiến sĩ: gồm 5 thanh thiếu niên được phái xuống trần để ngăn chặn Đại ma thần phục hồi. Từ phiên bản Hiryū no ken II thì các nhân vật này có thể biến thân, mặc giáp che kín toàn thân và sử dụng pháp lực. Từ Hiryū no ken III trở đi thì vũ khí của nhân vật là song kiếm hoặc côn.


Ryūhi (Long Phi): nhân vật chính của series. Trưởng thành trên đỉnh núi Long Phi, Trung Quốc. Theo học quyền pháp với lão sư Thọ An. Tuy tuổi trẻ (20~22) nhưng lại nắm được tuyệt kỹ môn ngoại bất xuất là Phi long quyền. Từ sau khi lão sư bị ám sát thì đến tá túc chỗ thân hữu của lão sư là trụ trì Nguyên Nhai. Ryūhi là nhóm trưởng của Long chiến sĩ, hóa thân của rồng hoàng kim. Màu chủ đạo là đỏ, sau khi biến thân là xanh dương, vũ khí sử dụng là song kiếm.
Minmin: đóa hoa duy nhất trong 5 Long chiến sĩ, hóa thân của kỳ lân. Thiếu nữ này học võ nghệ từ cha, trước khi ông này bị tổ chức Nanh rồng ám sát. Trong bản Hiryū no ken đầu tiên thì Minmin là địch thủ của Ryūhi. Màu chủ đạo là hồng, vũ khí sử dụng là song kiếm.
Hayato: hóa thân của phượng hoàng. Gō Hayato là một Karateka (có khi lại là môn sinh cổ võ đạo) xuất thân từ Nhật Bản, lấy gấu làm đối thủ. Trong phiên bản đầu tiên, Hayato có tính cách ngay thẳng bộc trực, lên đường khổ luyện để trui rèn bản thân. Các bản sau, nhân vật này sở hữu mái tóc dài, lột xác thành chàng đẹp mã và luôn được gái gú quấn quýt. Hayato vốn là đối thủ của Ryūhi, nhưng sau giác ngộ lý tưởng Long chiến sĩ mà sát cánh cùng anh chàng này. Màu chủ đạo là tím, vũ khí sử dụng là côn.
Wyler: hóa thân của sư tử. Đây là nhân vật lớn tuổi nhất (29) và to con nhất trong các Long chiến sĩ. Wyler xuất thân từ Mỹ, trực thuộc CIA và sử dụng võ thuật quân đội chứ không phải võ thuật truyền thống như 3 nhân vật trên. Wyler có thể lực và sức mạnh khủng khiếp nhất trong các Long chiến sĩ. Màu chủ đạo là xanh, vũ khí sử dụng là côn.
Shōryū (Thăng Long): hóa thân của bạch kim long, là nhân vật trẻ nhất nhóm. Tuy võ nghệ còn non kém nhưng lại sở hữu siêu năng lực bạt quần, là thủ lãnh của Ghost Hunter, tổ chức điều tra điều dị thường. Shōryū là nhân vật có pháp lực mạnh nhất game. Màu chủ đạo là vàng xanh, vũ khí sử dụng là song kiếm.

b. Phe Nanh rồng: tổ chức có âm mưu phục hồi Đại ma thần. Nhóm này còn gọi là Ma giới chúng, có quan hệ đối địch với Thiếu Lâm tự.

Long ma vương Fūzufū: kẻ thù truyền kiếp của Long chiến sĩ. Bình thường mang hình hài con người nhưng phần đầu giống rồng. Fūzufū là em trai của Fudō (Bất Động). Trong Hiryū no ken Special thì Fūzufū xuất hiện trong vai một võ thuật gia bí ẩn. Vũ khí sử dụng là song kiếm.
Nha long chiến sĩ lục nhân chúng (Garyū senshi rokunin-shū): gồm Ma yêu thiếu nữ Zora, Yêu ma thuật sư Talon, Nha chiến sĩ Tordo, Yêu thú Pebora, Ma yêu thú Carly, Thanh quỷ phi thú Gordon.
Ma giới chúng Tứ thiên vương (Makai-shū Shitennō): gồm Trì quốc Thiên vương Dalitara, Quãng mục Thiên vương Birukusha, Đa văn Thiên vương Vaishra, Tăng trường Thiên vương Biradaka.
Nguyệt quang chúng tứ sát vương (Gekkō-shū Shisatsu-ō): gồm Huyền vũ (Gembu- rùa đen), Chu tước (Suzaku- chim đỏ), Thanh lang (Seirō- sói xanh) và Bạch hổ (Byakko- cọp trắng).
Ngũ đại Minh vương (Godai Myō-ō) gồm: phá hoại Minh vương Aizen (Ái Nhiễm), bạo phong Minh vương Kujaku (Khổng Tước), minh giới Minh vương Gundari (Quân Trà Lợi), cương lực Minh vương Kongō (Kim Cang) và tà kế Minh vương Yasha (Dạ Xoa). Trong đó Kongō (Kim Cang) và Yasha (Dạ Xoa) là huynh đệ song sinh.
Long ma vương (Ryūma-ō) Fudō: anh trai của Fūzufū, xuất hiện ở Hiryū no ken III, thủ lãnh của Ngũ đại Minh vương. Còn được gọi là Ma tướng Minh vương.
Kim cang thất bộ thần (Kongō shichubu-shin): được nhắc đến trong đoạn ending của phiên bản Golden Fighter. Sau đó trở đi chỉ biết mỗi mình Kendara trong Hiryū no ken SD là một nhân vật trong nhóm này.
Tu la tứ sát vương (Shura Shisatsu-ō): Iron Jason, Crimson, Broadwayjon, Earth Quake.
Long nha ngũ kiệt chúng (Ryūga Goketsu-shū): Arrow, Blondo, Brachio, Tricera và Teranoo.
Ma giới chúng (Makai-shū): Agana, Sōma, Vjra, Ragō, Chandra, Varna.
Tà thần Narga: ma thú do viện nghiên cứu vũ khí sinh học Perl tạo ra.
Đại ma thần (Daimajin): ma thần từng có ý định chinh phạt Thiên giới, bị Long Thiên Đại Thánh phong ấn.
Hợp thể Minh vương (Gattai Myō-ō): ma thú do Fudō và Ngũ đại Minh vương hợp thể mà thành.


[​IMG]

c. Tuyến nhân vật khác:

Thọ An lão sư (Juan Rōshi): võ thuật gia siêu quần, cha đẻ của áo nghĩa thư Phi long quyền. Thọ An là người nuôi nấng, dạy võ nghệ cho Ryūhi. Lão sư bị Nanh rồng sát hại vào đầu câu chuyện.
Nguyên Nhai (Gengai): trụ trì Thiếu Lâm tự, thân hữu và cũng là đồng môn với Thọ An. Thời trai trẻ được gọi là "Thiếu Lâm chí bảo". Sau khi Thọ An bị ám sát thì Nguyên Nhai trở thành sư phụ thứ hai của Ryūhi, truyền dạy áo nghĩa Tâm nhãn cho chàng trẻ.
Long Thiên Đại Thánh (Ryūten Taisei): vị anh hùng ở Thiên giới, từng chiến thắng và phong ấn Đại ma thần bằng sức mạnh của mạn đà la. Long Thiên Đại Thánh xuất hiện trong II và III, do 5 Long chiến sĩ hợp thể mà thành.


5. Áo nghĩa

Sau khi phòng vệ thành công đòn đánh của địch, thanh KO của nhân vật sẽ gia tăng. Khi đủ 100, nhân vật sẽ dùng được một số áo nghĩa (tuyệt kỹ). Khi dùng được vài lần, hoặc bị địch đánh trúng thì thanh KO sẽ giảm xuống, đồng nghĩa với việc không dùng được áo nghĩa nữa.

Đấu khí: bắn ra đạn năng lượng. Không chỉ Long chiến sĩ, mà đấu sĩ phe địch cũng sử dụng được.
Phi long quyền (Hiryū no ken): nhân vật bay vút lên cao rồi tung cước đá vào đối thủ. Cả Long chiến sĩ và đấu sĩ Nanh rồng đều dùng được. Ở đẳng cấp cao, Phi long quyền có thể thay đổi quỹ đạo hoặc làm xuất hiện phân thân của nhân vật.
Pháp lực: áo nghĩa xuất hiện từ bản II, còn gọi là kỹ thuật của Thiên giới, gọi nôm na là "chưởng". Trước khi "chưởng", nhân vật đọc một câu thần chú mang âm hưởng chân ngôn của Phật giáo mật tông.


6. Các phiên bản

Hokuha Shōrin Hiryū no ken (Bắc phái Thiếu lâm Phi long quyền): ra đời trên máy Arcade vào năm 1985, không có nội dung mà chỉ có phần đấu võ đối chiến. Sau được phát hành ở Âu Mỹ với cái tên "Shanghai kid".
Hiryū no ken ōgi no sho: phát hành ngày 14 tháng 2 năm 1987 cho máy Famicom. Giá bán đương thời là 5.500 En Nhật (chừng 500 USD) cho một băng cartridge. Đến năm 1988 thì được phát hành ở Bắc Mỹ với cái tên "Flying Warriors The Secret Scroll" cho cùng hệ máy (Mỹ gọi là NES). Vì game khá dài nên cho phép người chơi ghi mật mã để chơi tiếp. Tuy nhiên chỉ lấy được mật mã khi đã Game over.
Hiryū no ken II Doragon no tsubasa: phát hành ngày 29 tháng 7 năm 1988 cho máy Famicom. Giá bán đương thời là 5.500 En. Lần này game cho phép ghi mật mã mà không cần Game over. Phiên bản này được phát hành ở Bắc Mỹ vào năm 1990 với cái tên Flying Warriors.
Hiryū no ken III Gonin no Ryū-senshi: phát hành ngày 6 tháng 7 năm 1990, giá bán đương thời là 6.300 En Nhật cho một băng cartridge Famicom. Đây là phiên bản có độ khó tăng lên nhiều so với trước, cũng như có nhiều cải tiến về đồ họa.
Hiryū no ken Special Fighting Wars: phát hành ngày 21 tháng 6 năm 1991, giá bá 6.300 En Nhật cho một băng Famicom. Đây là phiên bản ngoại truyện, không có nội dung mà chỉ gồm phần đấu võ đối kháng. Các yếu tố như biến thân, pháp lực, đấu sĩ Nanh rồng cũng không xuất hiện trong bản này.
Hiryū no ken Special Golden Fighter: phát hành ngày 31 tháng 7 năm 1992 với giá 9.300 En Nhật cho một băng cartridge Super Famicom (Mỹ gọi là SNES). 
Hiryū no ken Special Hyper version: phát hành ngày 11 tháng 11 năm 1992, giá bán 9.300 En/ băng SFC. Đây là phiên bản cải tiến của Golden Fighter, với độ khó được tinh chỉnh cân bằng hơn, cũng như nâng tốc độ xử lý của game.
SD Hiryū no ken: phát hành ngày 17 tháng 6 năm 1994, với giá 9.800 En/băng SFC. Đây là phiên bản đầu tiên mà nhân vật được thiết kế ở dạng SD (nôm na là "đầu to đít teo"). Kể từ phiên bản này trở đi, Hiryū no ken trở thành game đấu võ thông thường, hệ thống Tâm nhãn vốn là đặc trưng trước đó của dòng game này, từ giờ không còn xuất hiện nữa.
+ Các phiên bản cho máy GameBoy: Hiryū no ken Gaiden (22/12/1990, 3.500 En), SD Hiryū no ken Gaiden (14/4/1995, 4.700 En), SD Hiryū no ken Gaiden 2 (27/9/1996, 4.200 En), SD Hiryū no ken EX (30/4/1999, 4.200 En), Hiryū no ken Retsuden GB (22/12/2000, 3.800 En)
Virtual Hiryū no ken: phát hành ngày 17 tháng 7 năm 1997 cho máy PlayStation, giá 5.800 En/CD. Đây là phiên bản đầu tiên sử dụng hình ảnh 3D, nhân vật được tái hiện từ các hình khối.
Hiryū no ken Twin: phát hành ngày 18 tháng 12 năm 1997 cho máy Nintendō 64, giá 6.980 En. Đây là phiên bản cải tiến của Virtual Hiryū no ken.
SD Hiryū no ken Gaiden: phát hành ngày 29 tháng 1 năm 1999 cho máy Nintendō 64, giá 6.480 En. Đây là phiên bản mở rộng của Hiryū no ken Twin, với hình ảnh nhân vật ở dạng SD.
+ Các phiên bản bị hủy bỏ: Phi long quyền còn khá nhiều bản game được phát triển nhưng không được phát hành, tập trung ở các hệ máy SFC, PSX, Dreamcast, GBA và 64DD.

[​IMG]
Mặt sau của bìa sách hướng dẫn chơi Hiryū no ken Gonin no Ryūsenshi


7. Phiên bản Việt ngữ

[​IMG]

1 bình luận :

 
Top