Câu chuyện về tượng Phật (tiếp)
Hảo tướng "thiên phúc luân" trong lòng bàn tay Dược Sư Như Lai ở chùa Dược Sư (Yakushi-ji)
Ngoài ra còn thấy được tướng "thủ túc chỉ man võng" giữa các ngón tay.
Đặc trưng trong hình dạng của đức Phật gồm có 32 đặc trưng lớn và 80 đặc trưng chi tiết, gọi chung là tam thập nhị tướng bát thập chủng hảo (32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp), và đây cũng là nguyên ngữ của cụm từ "tướng hảo". Ở đây chỉ giới thiệu những tướng hảo đặc trưng mà mọi người có thể quan sát bằng mắt thường khi tham bái tượng Phật.
Đầu tiên là tướng "thủ túc thiên phúc luân", ở lòng bàn tay và lòng bàn chân đều có tướng thiên phúc luân, tức hoa văn hình bánh xe ngàn nan hoa (thiên phúc). Vòng ngoài của bánh xe có ngàn mũi tên tua tủa như vũ khí phá hủy phiền não, giúp chúng ta quy y Phật pháp. Thực tế thì để khắc ngàn nan hoa trong bánh xe rất khó nên người ta thường lược bỏ số nan đi. Và thực tế, trong số các tượng Phật ở Nhật thì chỉ thấy tướng "thiên phúc luân" này ở tượng bổn tôn ở Dược Sư tự (Yakushi-ji).
Tiếp theo, một trong những cát tường tướng là "vạn tự hoa văn tướng" ở đầu ngón tay, lòng bàn chân có "bảo bình tướng".
Một hảo tướng khác của tượng Phật là "thủ chỉ tiêm trường", nghĩa là cánh tay, ngón tay thon nhỏ và dài. Các tượng Phật cổ ở Nhật ngày xưa thường hay xảy ra việc gãy ngón tay tượng Phật.
Một hảo tướng nữa là "thủ túc chỉ man võng", tức là giữa các ngón tay và ngón chân có màng mỏng như màng chân vịt. Hảo tướng này được cho là để cứu vớt hết chúng sinh và nghe theo lời thỉnh nguyện của họ. Cũng có ý kiến cho rằng vì ở Ấn Độ, nơi có rất nhiều tượng đá thì việc tạc các ngón tay tách rời khỏi nhau rất khó, dễ gây gãy ngón tay nên người ta cố tình chừa lại phần đá liên kết giữa các ngón tay và đưa vào 32 hảo tướng.
"Chánh lập thủ ma tất tướng" là tướng đứng thẳng, hai tay dài quá đầu gối.
Đầu tiên là tướng "thủ túc thiên phúc luân", ở lòng bàn tay và lòng bàn chân đều có tướng thiên phúc luân, tức hoa văn hình bánh xe ngàn nan hoa (thiên phúc). Vòng ngoài của bánh xe có ngàn mũi tên tua tủa như vũ khí phá hủy phiền não, giúp chúng ta quy y Phật pháp. Thực tế thì để khắc ngàn nan hoa trong bánh xe rất khó nên người ta thường lược bỏ số nan đi. Và thực tế, trong số các tượng Phật ở Nhật thì chỉ thấy tướng "thiên phúc luân" này ở tượng bổn tôn ở Dược Sư tự (Yakushi-ji).
Tiếp theo, một trong những cát tường tướng là "vạn tự hoa văn tướng" ở đầu ngón tay, lòng bàn chân có "bảo bình tướng".
Một hảo tướng khác của tượng Phật là "thủ chỉ tiêm trường", nghĩa là cánh tay, ngón tay thon nhỏ và dài. Các tượng Phật cổ ở Nhật ngày xưa thường hay xảy ra việc gãy ngón tay tượng Phật.
Một hảo tướng nữa là "thủ túc chỉ man võng", tức là giữa các ngón tay và ngón chân có màng mỏng như màng chân vịt. Hảo tướng này được cho là để cứu vớt hết chúng sinh và nghe theo lời thỉnh nguyện của họ. Cũng có ý kiến cho rằng vì ở Ấn Độ, nơi có rất nhiều tượng đá thì việc tạc các ngón tay tách rời khỏi nhau rất khó, dễ gây gãy ngón tay nên người ta cố tình chừa lại phần đá liên kết giữa các ngón tay và đưa vào 32 hảo tướng.
"Chánh lập thủ ma tất tướng" là tướng đứng thẳng, hai tay dài quá đầu gối.
Tướng chánh lập thủ ma thấy ở tượng Bồ Tát, Pháp Long tự (Hōryū-ji)
"Kim sắc tướng" là tướng toàn thân phát ra ánh sáng vàng kim, biểu thị cho sự vĩ đại của Phật Đà. Chính vì lẽ đó nên thường thấy tượng Phật được mạ vàng ở Nhật.
"Trượng quang tướng" là ánh sáng phóng quanh thân thể một trượng (chừng 3m). Ở tượng Phật, người ta biểu đạt hảo tướng này qua "quang bối", tức bức màn ánh sáng sau lưng tượng. Thường thì quang bối có các tia hình phóng xạ, có những quang bối còn khắc cả tượng Phật trên đó.
"Trượng quang tướng" là ánh sáng phóng quanh thân thể một trượng (chừng 3m). Ở tượng Phật, người ta biểu đạt hảo tướng này qua "quang bối", tức bức màn ánh sáng sau lưng tượng. Thường thì quang bối có các tia hình phóng xạ, có những quang bối còn khắc cả tượng Phật trên đó.
Tượng Di Lặc Như Lai và quang bối sau lưng
"Chân thanh nhãn tướng" là tròng mắt màu xanh thẫm, đặc trưng hình hoa sen xanh. Trong Phật giáo hay thấy nói đến hoa sen hồng, hoa sen trắng, hoa sen xanh, hoa sen tía nhưng không thấy nói đến hoa sen đen như tròng mắt người Á châu chúng ta.
(Còn)
0 bình luận :
Post a Comment