Nho biển (tiếng Nhật: Umi-budō) tên khoa học là Caulerpa lentillifera, là một loài hải tảo, ăn được. Chính vì hình dạng của nó giống chùm nho nên được người Nhật gọi là Umi-budō (hải bồ đào-nho biển) ở các vùng phía Nam như Okinawa hay tỉnh Kagoshima. Ngoài ra nó còn có tên gọi khác là Green caviar (trứng cá xanh) bởi giống với món trứng cá muối Cavier của người Nga La Tư. Tuy nhiên, tên gọi chính thức của loài hải tảo này trong tiếng Nhật là Kubirezuta (括れ蔦), trong đó Tsuta (Zuta) là tên loài thực vật lá mầm họ nho, Kubire là (bộ phận) thon gọn, thỏm xuống hơn các phần khác.
Từ năm 2000, nho biển được chính thức gọi là Kubirezuta trong danh mục hải sản vật Nhật Bản.
Thực dụng
Trái với hình dạng giống chùm nho của nó, Kubirezuta không hề có vị ngọt. Vị của nó giống với các loài tảo biển khác, nhưng mang lại cảm giác sừng sực khi ăn. Từ ngày xưa, người Okinawa đã ăn loại hải tảo này. Người ta chấm với xì dầu Shōyu hay hỗn hợp giữa dấm, xì dầu Shōyu với rượu ngọt Mirin. Kubirezuta còn được ăn kèm với món Sashimi, hay như món Umi-budō don gồm nho biển đặt lên trên bát cơm, rưới hỗn hợp dấm, xì dầu và rượu ngọt. Tuy nhiên, nếu ngâm nho biển quá lâu trong nước chấm thì cảm giác sừng sực sẽ mất đi. Và nó cũng chịu nhiệt độ thấp rất kém nên không cho vào tủ lạnh. Có thể bảo quản nho biển trong nhiệt độ thường từ 3~4 ngày.
Hình dạng, phân bố
Tại Nhật Bản, nho biển phân bố ở các đảo Tây Nam, chủ yếu tại những vùng bờ biển ngập dưới biển khi nước triều dâng. Ngoài Nhật Bản, loài hải tảo này còn được tìm thấy ở Đông Nam Á, châu Đại Dương.
Chùm nho biển có thể đạt tới chiều dài 2~5m. Phần thân bò của nó vươn dài, từ giữa phần thân bò sinh ra các thân đứng thẳng, đó là phần con người dùng để ăn. Trên các thân sinh ra nhiều cành nhỏ (hình dạng giống cái lá) mang các khối hình cầu, dạng giống quả nho nên từ đó mới được gọi là nho biển.
Nuôi trồng
Nho biển được nuôi trồng tại các Okinawa và Kagoshima phía Nam nước Nhật và là nguồn cung cấp cho cả nước. Thời gian gần đây người ta cũng nuôi trồng giống nho biển Phi Luật Tân. Hiện sở thủy sản Nhật Bản và trung tâm nghiên cứu thủy sản hải dương Okinawa đang tìm hiểu xem có sự khác biệt về mặt di truyền giữa nho biển Nhật Bản và nho biển Phi Luật Tân không. Tháng 8 năm 2008, có công ty bán ra thị trường loại nho biển Phi Luật Tân nhưng ngụy trang thành nho biển Okinawa. Việc này là vi phạm quy cách nông lâm Nhật Bản (JAS).
Bảo vệ
Thời gian gần đây nổ rộ trào lưu ẩm thực Okinawa khiến nho biển bị hái lượm nhiều, nhưng vẫn chưa có cuộc điều tra nào về nguy cơ cạn kiệt của nó.
0 bình luận :
Post a Comment