Võ đạo là gì?
Dịch từ bài viết của Higaki Gennosuke
Tôi nghĩ rằng danh từ "võ đạo" (Budō) rất quen thuộc với người dân Nhật Bản nhưng đồng thời nó cũng rất mơ hồ. Nó không phải là tên gọi của riêng một môn võ đối kháng nào mà là tên gọi chung của tất cả các môn võ ở Nhật. Đây là một từ mới xuất hiện sau thời Minh Trị nhưng sau cuộc đệ nhị Thế chiến, lực lượng đồng minh chiếm đóng (GHQ) đã có những chính sách cấm tập võ, cấm đoán tiểu thuyết võ hiệp nên rốt cuộc định nghĩa về từ "võ đạo" bị giới hạn trong phạm vi cá nhân.
Định nghĩa về một từ ngữ thì đầu tiên phải truyền đạt nhận thứ của cá nhân về từ ngữ đó thật chính xác. Ở đây tôi sẽ lần lượt giải thích và truyền đạt nhận thức của tôi về từ "võ đạo" này.
( Đến đây người dịch cảm thấy bối rối, không biết có phải danh từ "võ đạo" trong tiếng Việt chỉ mới xuất hiện gần đây không? Như thế thì ngày xưa người Việt dùng từ gì để chỉ khái niệm tương tự? Thời Minh Trị ở Nhật xuất hiện rất nhiều danh từ mới, đa phần là dùng chữ Hán để biểu thị những tư tưởng mới hoặc những danh từ có gốc ngoại lai. Rất nhiều từ Hán đó được truyền sang Trung Quốc nhờ các nhà trí thức, nhà cách mạng của nước này và rồi những từ này lại được truyền sang Việt Nam và được đọc theo âm Hán Việt. Chẳng hạn như "Tây Ban Nha" , bản thân nó là một từ Hán nhưng do người Nhật tạo ra, được truyền sang Trung Quốc rồi Việt Nam. Và danh từ "Budō - võ đạo" sau này được hiểu đối lập với "Bujutsu -võ thuật". Người Nhật thường có khuynh hướng nâng cao những gì họ có lên đến cực điểm, hoặc về phía cực đoan. Do đó trong tiếng Nhật có rất nhiều danh từ đi chung với "đạo" như "Trà đạo", "Thư đạo", "Kiếm đạo", "Nhu đạo",.....)
1-1. Sự khác nhau giữa võ sĩ đạo (Busidō) và võ đạo (Budō)
Võ đạo (nói rộng ra là bao gồm của võ thuật) là một từ ngữ gây ác cảm đối với nhiều người. Ở đây sẽ nêu rõ định nghĩa thế nào là võ sĩ đạo và võ đạo.
+ Định nghĩa về võ sĩ đạo: nói một cách ngắn gọn thì đó là "đạo lý phụng sự chủ nhân", vì chủ mà có thể hy sinh tánh mạng, nếu thất bại trong việc phụng sự chúa thì nhận hết trách nhiệm về mình và mổ bụng tạ tội.
+ Định nghĩa về võ đạo: là danh từ chung chỉ những phương pháp dùng kỹ thuật tay chân để chế ngự đối phương, bảo vệ bản thân. Đối với số đông thì hình ảnh võ đạo cũng như võ đạo gia là như thế này:
* Trước cuộc duy tân Minh Trị, những người theo võ đạo được gọi là Samurai.
* Sau khi bại chiến (đệ nhị Thế chiến) thì những người theo võ đạo được gọi quân nhân.
Tôi nghĩ rằng hình ảnh những người đeo đuổi võ đạo đều phần nào có điểm cũ xưa, gợi lại quá khứ của nước Nhật nên gây ác cảm đối với nhiều người. Và định nghĩa cũng như lịch sử quan về "võ đạo" và "võ sĩ đạo" rất mơ hồ. Theo cá nhân tôi thì định nghĩa về võ sĩ đạo chính là tầng lớp quân nhân, tầng lớp Samurai trong xã hội cũ theo con đường phụng sự chủ nhân. Định nghĩa về võ đạo là bất kỳ ai sử dụng kỹ thuật đấm đá như một phương pháp bảo vệ bản thân.
1-2. Sự khác nhau giữa võ đạo và thể thao
Thường xuyên có những cuộc nghị luận để làm rõ "Nhu đạo là võ đạo hay là thể thao" nhưng rốt cuộc là vẫn chưa đưa ra được kết luận nào nên gần đây người ta không còn bàn luận về chuyện này nữa. Có một thực tế phức tạp là trong thời kỳ bị chiếm đóng, lực lượng đồng minh đã cấm những gì liên quan đến võ thuật ở Nhật (vì sợ khêu lại tinh thần dân tộc cực đoan) nên để tiếp tục tồn tại và phát triển thì danh từ "võ đạo" được đổi thành "thể thao". Điển hình cho chuyện này là nhu đạo được xem như một môn thể thao và tiếp theo sau là kiếm đạo.
Rồi gần đây người ta cũng phân loại nó là "võ đạo hay kỹ thuật đánh nhau", và cuối cùng thống nhất với nhau rằng không đặt võ đạo truyền thống vào danh mục những món đánh đấm tự do mới hình thành. Như môn Nhu đạo bắt đầu từ năm Minh Trị thứ 15 nhưng đã phân chia rạch ròi với võ thuật truyền thống trước đây nên không gọi là Nhu thuật mà gọi là Nhu đạo.
Theo tôi thì định nghĩa về võ thuật, võ đạo chính là những kỹ thuật lấy sự sát thương làm tiền đề, định nghĩa về thể thao chính là kỹ thuật lấy sự cạnh tranh, giải trí làm tiền đề.
+ Nhu đạo là thể thao?
Môn Nhu đạo được thầy Kanō Jigorō cải biên, hệ thống từ môn Nhu thuật và trong thời gian trước chiến tranh nó cũng có nghiên về mặt vũ khí. Đến năm Shōwa thứ 2 thì loạt kata "Seiryoku Zen Yō Kokumin Taiiku no Kata" được đưa ra với mục đích dạy thể thao cho dân chúng đã sử dụng những động tác cơ bản của Karate như Mawasi geri (đá vòng cầu), Usiro geri (đá hậu). Đương thời, khi Karate được truyền từ Okinawa vào đảo chính Nhật Bản thì tổ sư Funakosi Gichin và thầy Mabuni Ken Ei cũng được mời đến võ đường Kōdōkan (võ đường Nhu đạo do tổ sư Kanō thành lập) để nghiên cứu Karate. Đến năm Shōwa 27 thì trong Nhu đạo cũng phát sinh những bài Kata có sử dụng vũ khí. Và cho đến bây giờ thì khi thi đấu Nhu đạo, đòn xiết cũng được cho phép nên tôi nghĩ rằng phải gọi Nhu đạo là võ đạo.
+ Nhu đạo và Nhu đạo thi đấu
Và nếu nói cho rõ ràng hơn thì Nhu đạo chính là võ đạo còn Nhu đạo thi đấu chính là một phần của thể thao mang tính võ đạo. Vì vậy mà tôi cho rằng môn ném lao ở Olympic, tuy cũng là một thứ võ đạo có tiền đề sát thương đối phương nhưng trong thi đấu ngày nay, nó là thể thao.
Và mỗi người lại có những mục đích khác nhau, và tùy vào mục đích mà nhận thức cũng khác nhau.
1-3. Định nghĩa về võ thuật và võ đạo
+ Định nghĩa về võ thuật: chỉ những môn võ đạo cổ truyền (trước thời Minh Trị), là thứ kỹ thuật hộ thân dùng đấm đá, không có những đòn cấm, hình thức luyện tập bí mật không công khai. Tiêu biểu: Nhu thuật, Kiếm thuật, Thương thuật.
+ Định nghĩa về võ đạo: là thứ võ thuật được cải tạo hoặc được thành lập kể từ thời Minh Trị trở đi. Có quy tắc luật lệ, phù hợp với thi đấu. Hình thức luyện tập công khai và lấy thi đấu làm tiền đề (do đó hạn chế những đòn nguy hiểm). Tiêu biểu là Nhu đạo, Kiếm đạo.
+ Những thứ bao gồm cả hai khái niệm trên: Aikidō và Karate. Karate thi đấu (Karate hiện đại) và Karate cổ truyền tuy cùng là Karate nhưng lại được phân loại khác nhau. Vì vậy mà mục đích và thể hệ luyện tập của chúng cũng khác nhau. Trong Karate thì từng người lại lập hệ phái riêng của mình nên có rất nhiều hệ phái. Và tôi nghĩ rằng việc định nghĩa về mặt từ ngữ, "nó là cái gì" rất quan trọng nếu muốn lưu truyền cho hậu thế.
1-4. Võ đạo và thuật hộ thân
Vì võ đạo hiện đại lấy sự cạnh tranh làm chủ thể phát triển, nếu chỉ có phòng ngự không thôi thì sẽ không có thắng nên rất chú trọng đến mặt tấn công. Vì vậy mà võ đạo, bản lai vốn không phải là thứ kỹ thuật để cạnh tranh như ở Olympic cũng có khi được xem là một thứ thuật hộ thân.
Xét về thuật hộ thân
+ Định nghĩa hẹp: là thứ dùng để bảo vệ sinh mạng mình khỏi bạo lực không chính đáng. Tùy vào hiệu quả mà phương pháp khống chế bạo lực của đối phương được chia làm các loại dưới đây.
1. Trường hợp đoạt mệnh đối phương.
2. Trương hợp không đoạt mệnh đối phương nhưng gây thương tích.
3. Trường hợp chỉ khống chế bạo lực mà không gây thương tích cho thân thể đối phương.
Dĩ nhiên là trong thuật hộ thân thì 3. là đẳng cấp cao nhất và để thực hiện được thì bản thân phải cao tay hơn đối phương mấy bậc. Vì vậy mà phải luyện tập không ngừng nghỉ và nhất là điều "không gây thương tích cho thân thể đối phương" là điều thậm nan, vi thậm nan. Trong Nhu thuật người ta luyện tập với mục tiêu chỉ gây đau đớn mà không làm tổn hại đối phương.
+ Định nghĩa rộng: theo định nghĩa này thì thuật hộ thân chính là sự giáo dục về an toàn, phòng vệ mà không cần dùng tới kỹ thuật đấm đá. Tục ngữ Nhật có câu "người quân tử thì không bao giờ gần chỗ nguy hiểm", "chuẩn bị kỹ càng thì không phải phiền não", tương tự như câu "cẩn tắc vô áy náy" của Việt Nam hoặc đức Phật dạy "bậc trí tuệ luôn biết xa lánh mọi hiểm nguy". Người thành thục thuật hộ thân không hẳn bao giờ cũng dùng đến võ lực để bảo vệ thân mình mà biết tránh được nguy cơ từ trong trứng nước. Đây cũng là điểm mà kiếm khách vô song Miyamoto Musashi đã từng nhắc đến. Những mối nguy hiểm thường là:
1. Tai họa do con người mang lại: do kỹ thuật cách tân, ô nhiễm môi trường, tai nhạn giao thông....
2. Tai họa vượt quá khả năng kiếm soát của con người: thiên tai.
3. Bệnh tật.
Tôi nghĩ rằng 1. và 2. chính là mục tiêu của việc giáo dục về an toàn còn 3. chính là mục tiêu của giáo dục thể chất. Việc học quy tắc giao thông, luật lệ khi đi đường thì xét theo nghĩa rộng cũng chính là thuật hộ thân.
1-5. Xét về "đạo"
Ở Nhật người ta rất hay nói đến "X-đạo", "Y-đạo". Nhưng chính xác "đạo" ở đây là gì? Trong giới thể thao ở đất nước này cũng xuất hiện những từ như "dã cầu đạo" (trong môn bóng chày), "túc đạo" (môn bóng đá). Tôi nghĩ rằng người Nhật dùng chữ "đạo" khi muốn thể hiện "kỹ thuật + tinh thần".
+ Cách nhìn tổng quát 1 (tinh thần = đạo): đây không phải việc luyện tập chỉ để nâng cao kỹ thuật không thôi mà còn thông qua việc luyện tập để tu dưỡng tinh thần và hoàn thiện con người. Vì vậy mà trong võ nghệ, người ta đã đổi tên những thứ "X-thuật" , "Z- thuật" thành ra "X-đạo", "Z-đạo".
+ Cách nhìn tổng quát 2 (lý tưởng = đạo): đạo là cái lý tưởng xa vời nên người ta thường cố gắng đến gần đạo.
+ Đạo là một cách nhìn có vẻ trí thức: đây là một thực tế từ thời Minh Trị trở đi. Trước đó các môn võ đều gọi là thuật hết nhưng việc thầy Kanō Jigorō biến Nhu thuật thành Nhu đạo đã tác động mạnh đến giới võ nghệ và kể từ đó họ đổi thuật thành đạo.
+ Tu tập võ đạo có hình thành nhân cách người không? Thầy Kanō Jigorō đã từng nói rằng cho dù có bỏ ra mấy mươi năm vụt kiếm tra, tập kỹ thuật này nọ thì về mặt tinh thần và đạo đức cũng chẳng phát sinh được cái gì hết. Người lại nói, vì sao những võ sĩ ngày xưa không những siêu quần về võ nghệ mà còn hội đắc cả lý tưởng võ sĩ đạo? Vì đồng thời với việc luyện tập võ nghệ họ còn được giáo dục về mặt tinh thần nữa. Đỉnh cao nhất mà giới võ sĩ vẫn thường hay nói là "tâm hồn, kỹ thuật và thân thể hợp nhất với nhau". Tóm lại, nếu chỉ luyện tập võ nghệ không thôi thì không thể hình thành nhân cách được. Mục đích của việc dạy Nhu đạo ở võ đường Kōdōkan chính là "thể dục, thắng thua, tu tâm" và phương pháp để đạt được mục đích này là thông qua "Randori (đối luyện), Kata, Kōgi (giảng nghĩa), Mondō (vấn đáp)".
+ Ý nghĩa vốn có của đạo: có thể xem đó chính là một khóa học để bất kỳ ai cũng có thể luyện tập một cách an toàn được. Bất kỳ ai cũng có thể đi trên con đường (đạo) đó để đến cái đích giống nhau. Khi thầy Kanō Jigorō thu gom hết các nguyên lý của Nhu thuật cổ và công bố cách luyện tập hợp lý hơn với quần chúng thì thầy đã nghĩ ra phương pháp dạy bằng cách "Giảng nghĩa, vấn đáp" và xem Nhu đạo như một thứ học vấn.
1-6. Nhu đạo của thầy Kanō
Người ta thường cho rằng thầy Kanō đã cải biên thể hệ luyện tập vốn trước đây chỉ dựa chủ yếu vào các bài kata và hiện đại hóa Nhu thuật bằng cách đưa vào thể hệ luyện tập Randori nhưng thực ra việc luyện tập với Randori đã có trong Nhu thuật từ trước thời đại của thầy.
+ Ý nghĩa của Nhu đạo: Tuy Nhu đạo ở Kōdōkan lấy "thể dục, thắng thua, tu tâm" làm mục đích và dùng "Randori, Kata, Kōgi, Mondō" làm phương tiện
nhưng cực ý của nó chính là việc tạo ra thể hệ luyện tập "chiết xuất" cái "thuật" từ trong kỹ thuật ra để dạy cho người mới bắt đầu cái "thuật" đó (cái lý của tự nhiên, cái lý của "nhu" và cái lý của việc phá hỏng thế thăng bằng).
Và cuối cùng công cuộc duy tân Minh Trị đã khiến những môn võ tay không trong đó Nhu đạo trở thành "hoang phế" nên thực tế là nó chỉ lấy việc tập Randori bao gồm cả kỹ thuật đấm đá làm mục đích cuối cùng mà thôi.
Thầy Kanō cũng đề cao lý tưởng ứng dụng nguyên lý của Nhu đạo vào các mặt của đời sống và dạy tinh thần "tinh lực thiện dụng" (Seiryoku Zen Yō: dùng cái sức mạnh của mình vào việc thiện, có ích) và "tự tha cộng vinh" (Jita Kyōei: cả ta và người đều được lợi).
Nhưng cho dù thầy Kanō có nhất quán thế nào đi nữa thì khi đứng từ góc nhìn của người khác sẽ thấy Nhu thuật rất đa dạng, có thể chỉ là kỹ thuật võ biền, có thể là kỹ thuật cạnh tranh như thể thao, có thể là thuật hộ thân hoặc cũng có thể là triết học, nhân sinh quan.....Và tôi nghĩ rằng đây chính là sự hỗn tạp của cái từ "đạo". Từ ngữ chẳng qua chỉ là từ ngữ, trên đời còn có vô số sự việc bất khả tư nghị mà bạn không thể nghĩ về nó cũng như không thể bàn về nó, chỉ vì nó vượt quá cái giới hạn của ngôn từ.
Để cho dễ hiểu thì tôi phân chia định nghĩa thành các mục dưới đây.
+ Thuật: kỹ thuật
+ Đạo: một khóa học, thể hệ luyện tập
+ Pháp: những thứ như "tinh lực thiện dụng", "tự tha cộng vinh"
_______________________________________________________
Đôi nét về tác giả Higaki Gennosuke
Tên thật: Giấu
Nickname: Higaki Gennōsuke. Đây là tên của nhân vật sử dụng thành thạo của Nhu đạo và Không thủ đạo trong tiểu thuyết Sugata Sansirō, được đạo diễn danh tiếng Kurosawa Akira dựng thành phim.
Tuổi: Cùng thời với Lý Tiểu Long và Sonny Chiba (Chiba Shin Ichi), người được mệnh danh là "Lý Tiểu Long Nhật Bản".
Tính cách: Hay quên
Sở thích: Thích đủ thứ
Khả năng: Shiatsu (day ấn huyệt bằng tay), Massage: chữa được những bệnh mà y học chào thua (bệnh thiếu tiền, bệnh thất tình)
Võ học: Karate hệ Shōtōkan, Furukon. Võ cổ truyền đảo Ryūkyū: đánh gậy, đánh Sai. Aikidō: Tomiki-ryū, Daitō-ryū. Kendō: Shinkage-ryū Hyōhō. Iaidō: Eishin-ryū. Shuriken: tự học.
Được cụ thân sinh dạy cho "Nhu đạo thể thao" từ thời còn ở tiểu học. "Nhu đạo thể thao" là môn võ được thầy Tomiki Kenji (người đầu tiên nhận được 8 đẳng từ tổ sư Uesiba Morihei) thể thao hóa và dùng nguyên lý của Nhu đạo để lý giải chuyển động của Aikidō. Thông qua sự ứng dụng, biến hóa này mà người học hiểu được và thành thục Aikidō, hiện nay danh từ "Nhu đạo thể thao" đã biến mất nhưng nó vẫn được đánh giá cao nhờ vào việc thể hệ hóa để có thể học được Aikidō một cách hợp lý.
Khi mới vào trung học thì bắt đầu học Nhu đạo, 2 năm sau thì học Karate phái Shōtōkan và võ cổ truyền Ryūkyū. Vào năm đó đọc được cuốn "khoa học của võ đạo" của Nangō Tugumasa và rất thích thú. Cũng trong khoảng thời gian đó có đăng tải loạt Manga "Karate Baka Itidai" (một đời Karate ngu ngốc, sau được dựng thành phim do tài tử lừng danh Sonny Chiba thủ vai chánh) và phim Lý Tiểu Long làm mưa làm gió nên đã gây ra cơn sốt Karate tại Nhật.
Năm thứ 2 đại học thì có người bạn thân rủ rê "thử tìm hiểu truyền ký về các danh nhân võ nghệ xem sao". Nhưng rồi hàng ngày cứ ở lỳ trong câu lạc bộ Karate của trường, thứ bảy chủ nhật thì đi bơi thuyền nên quên bẵng lời rủ rê kia. Nhưng nhiệt tâm vẫn còn đó, thế rồi cùng anh bạn bắt đầu thu thập tư liệu.
Bằng cấp: bằng lái xe hơi thường, bằng lái xe to, bằng lái xe đặc biệt, bằng lái xe máy 2 bánh cỡ vừa, bằng lái tàu cỡ nhỏ cấp 1,.....
Cảm ơn dịch giả :-)
ReplyDeleteturr skibidi dop dop dop yes yes skibidi dop dop ne ne skibidi dop dop dop yes yes skibidi dop dop nene
ReplyDeleteTrẻ trâuu 😏😏
Deletetoday tôi ăn cứt, cứt chình chicken
ReplyDelete[<>_<>]. (^_^)
ReplyDeleteaaaaaaaaaaaaaaaaaaauhauhwdehhxjhasbxhjsbxjhsbdxasbxuhsxbebxuhadbcjhadb
ReplyDelete