Nhạc nền: Sakura Sakura, một khúc dân ca cổ, được thể hiện với cây đàn Koto.

Lưu phái

Ngày nay, có hai lưu phái truyền thống vẫn còn hoạt động là Yamada-ryū và Ikuta-ryū. Điểm khác biệt bề ngoài rõ nét nhất chính là hình dạng của tay khảy đàn (Koto-zume) và tư thế đàn. Phái Ikuta-ryū dùng tay khảy đàn gọi là "Kaku-zume" có hình chữ nhật, phần đầu góc cạnh và để sử dụng hiệu quả loại tay khảy này thì người diễn tấu phải ngồi chéo qua trái một góc 45 độ so với đàn. Phái Yamada-ryū thì dùng tay khảy "Maru-zume" có phần đầu hình tròn và hơi nhọn, ngồi chính diện so với đàn.




 


 Kakuzume của phái Ikuta-ryū và Maru-zume của phái Yamada-ryū

Về tiết mục diễn tấu thì cả hai phải không khác nhau nhiều lắm vì đều có nhiều mục diễn tấu, nhưng Yamada-ryū thì thiên về các nhạc khúc đi kèm lời hát, còn Ikuta-ryū thì phát triển theo hướng các nhạc khúc độc tấu. Về hình dạng nhạc cụ thì cây đàn của phái Ikuta-ryū chịu nhiều ảnh hưởng của Gakusō (nhạc tranh, đàn Koto dùng trong Nhã nhạc) còn đàn của Yamada-ryū cải tiến từ Zokusō (tục tranh) nên có âm lượng lớn hơn và âm sắc cũng phong phú hơn. Vì vậy nên ngày nay, phần lớn đàn Koto được chế tạo đều theo phương thức của Yamada-ryū. Tuy nhiên, ở Okinawa và những vùng ảnh hưởng văn hóa Okinawa có lưu phái Sōkyoku (tranh khúc) độc đáo của vùng Ryūkyū vốn chịu ảnh hưởng từ Yatsuhashi-ryū, ở những vùng này hiện tại vẫn sử dụng cây đàn Koto theo kiểu của phái Ikuta-ryū. Ngoài ra thì các nghệ sĩ của phái Ikuta-ryū cũng sử dụng cây đàn của phái Yamada-ryū. Về phần chỉnh âm thì một phần tên gọi trong phương pháp chỉnh âm của hai phái khác nhau.
Ngoài hai lưu phái này còn có các phái thiểu số khác như Yatsuhashi-ryū truyền thừa cách biểu diễn từ thời Yatsuhashi Kengyō và phái Tsukushi-ryū lưu truyền cách thức của Tsukushi-goto như đề cập ở phần trước.


 

0 bình luận :

Post a Comment

 
Top