Trong bộ truyện tranh "Rurōni Kenshin" của tác giả Watsuki Nobuhiro có đoạn đề cập đến nhân vật Udō Jin-ei với khả năng thôi miên đối thủ bằng ánh mắt. Đây là nhân vật có thật, không hư cấu và nhân vật này cũng xuất hiện trong bộ phim cùng tên năm 2012.

Udō Jin-ei là nhân vật phản diện chính trong phim. Kiếm phái Nikaidō Heihō (Nhị Giai Đường Bình Pháp) của hắn cũng như bí chiêu "Shin no Ippō" (Tâm chi Nhất Phương) đều từng tồn tại thật sự trong lịch sử kiếm thuật Nhật Bản.
Khoảng giữa thời Kamakura (1185~1333) có nhân vật tên là Nen-ami Jion (Niệm A Di Từ Ân) (1351~1448) mang chí báo thù cho cha, giả làm thầy tu nhưng theo học kiếm thuật và báo thù thành công. Nhân vật Nen-ami Jion chính là khai tổ của phái kiếm Nen-ryū.

Jion là sư phụ đào tạo nên 14 cao đồ kiếm khác được gọi là "14 Tetsu" (thập tứ Triết), trong đó có 8 người ở vùng Kantō và 6 người ở kinh đô Kyōto. 14 người này gồm: Nikaidō Uma-no-suke, Sanshuza, Horikazu Toyo-no-kami, Numata Hōin, Kai Buzen-no-kami, Chūjō Hangan, Toki Ōmi-no-kami, Kyōgoku Minbu Shōsuke, Shio Higo-no-kami, Danjō Saemon, Hatakeyama Suruga-no-kami, Hatakeyama Kosen Nyūdō và Tsutsumi Hōsan.

Trong số này có Chūjō Hangan là nhân vật nổi tiếng, khai tổ của phái kiếm Chūjō-ryū, phái này sản sinh ra Kanemaki Jisai là sư phụ của Sasaki Kojirō, đối thủ đáng gờm nhất của kiếm thánh Miyamoto Musashi. Chūjō-ryū lại phân tách thành Toda-ryū, đến lượt phái này lại sản sinh ra Ittō-ryū là môn phái ảnh hưởng nhiều nhất đến Kendō hiện đại.

Nói vậy để thấy rằng Nen-ryū là một cổ phái phát sinh ra rất nhiều lưu phái lừng danh và không thể không nhắc đến khi nói đến Kiếm đạo hiện đại.

Nikaidō Uma-no-suke trong số thập tứ Triết kể trên, là người sáng lập ra phái Nikaidō Heihō. Và nhân vật được giới thiệu trong bài này là Matsuyama Mondo Daikichi, người thừa kế Nikaidō Heihō từ tổ tiên truyền lại. Đáng tiếc là hiện không còn ghi chép nào về nơi xuất thân của ông.
Chỉ biết rằng Mondo từng phụ vụ nhà Hosokawa ở Kokura 11 năm trước khi Miyamoto Musashi lên Edo rồi trở về Kokura. Mondo theo phái kiếm Nikaidō Heihō và làm nhiều chuyện rất kỳ lạ.

Nói qua về tên phái Nikaidō Heihō (Nhị Giai Đường Bình Pháp) này. Từ "Bình Pháp" (Heihō) không phải là viết nhầm của "binh pháp" (cũng đọc là heihō) mà trong thứ hạng truyền thụ của môn phái, bậc sơ truyền thì dạy thế kiếm hình chữ "nhất", bậc trung truyền thì dạy thế kiếm chữ "bát" và bậc áo truyền (cấp cao nhất) thì dạy thế hình chữ "thập". Ba chữ "nhất", "bát", "thập" nếu ghép lại với nhau thì thành chữ "bình" (hei). Ngoài chiêu kiếm cực ý này ra thì phái này còn nổi danh với hai tuyệt kỹ tối cao là "Sukumi no jutsu" (thật làm bất động) và "Shin no Ippō" được nhắc đến trong phim.

Đây là thuật giống như thuật thôi miên, và có những câu chuyện sau kể về hai tuyệt kỹ này.

Lúc bấy giờ, khi Matsuyama Mondo chưa về làm quan dưới quyền họ Hosokawa, có lần gây sự cãi nhau với bọn võ sĩ trẻ ở Edo, căng thẳng đến độ phải tuốt kiếm là náo động cả khu. Đối phương gồm mười mấy tên, từ tứ phương tám hướng xông đến chém thì Mondo nhẹ nhàng tránh khỏi, luồn ra khỏi đám bao vây, đứng quay lưng về phía tường gỗ của khu phố, bắt đầu thủ thế kỳ lạ.
Mondo chỉa mũi kiếm trước mặt, lòng bàn tay trái úp lên sống kiếm và cứ thế đứng yên bất động, từ đôi mắt phát ra luồng điện quái dị khiến 2, 3 tên từ chính diện toan xông vào chém bỗng nhiên đứng khựng, không nhấc chân tiến lên nỗi. Đoạn Mondo thét lớn, cả đám võ sĩ trẻ bỗng lộn nhào, ngả cả ra đất.
Mondo nhíu mắt nhìn đám võ sĩ trẻ rồi thu kiếm bỏ đi.

(Còn)

0 bình luận :

Post a Comment

 
Top