Đàn
Koto là một loại nhạc khí dây trong các nhạc cụ truyền thống của dân
tộc Nhật. Tên nhạc cụ này được viết là 箏 (Hán Việt: tranh) và còn được
đọc theo âm Hán Nhật là "sō", chữ này thường được đọc là "koto". Tên đàn
này còn được viết thành Hán tự là 琴 (Hán Việt: cầm) nhưng nói chính xác
thì chữ 箏 (tranh) mới đúng, còn 琴 (cầm) vốn là một loại nhạc cụ khác.
Tuy hai loại nhạc khí này đều có thể đọc là "koto" nhưng điểm khác nhau
lớn nhất giữa 箏 (tranh) và 琴 (cầm) là ở phần "trụ" (Ji) của "tranh" có
phần đỡ có thể chuyển động được để điều chỉnh âm trình của dây đàn, còn
"cầm" không có phần đỡ này.
Cây đàn "tranh" cổ điển gồm 13 dây, ứng với 13 âm sắc lần lượt là : Ichi
(nhất), Ni (nhị), San (tam), Shi (tứ), Go (ngũ), Roku (lục), Shichi
(thất), Hachi (bát), Kyū (cửu), Jū (thập), Tō (đấu), I (vi) và Kin (cân).
Cây đàn "tranh" (Koto)
Banshū (buồn tàn thu) được các nghệ sĩ phái Ikuta-ryū biểu diễn với cây đàn Koto. Nghe tại đây hoặc đây.
Lịch sử
Thời cổ đại
Cây đàn Koto nguyên lai vốn có từ thời cổ ở Nhật gọi là Wagon (和琴- Hòa
cầm) hoặc Yamato-goto (Đại Hòa cầm) gồm có 6 dây (hiếm khi là 5 dây) và
được tìm thấy trong những di tích khai quật từ thời Yayoi đến thời Nara,
hiện tại được sử dụng trong biểu diễn Nhã nhạc. Đến thời Heian thì nó
được dùng như một nhạc khí biểu diễn phụ trợ trong một loại nhạc khúc
Nhã nhạc gọi là Saibara (催馬楽) (loại ca khúc biểu diễn có kèm nhạc cụ
thổi và nhạc cụ dây, kết hợp giữa điệu dân ca truyền thống ở địa phương
với Nhã nhạc, thứ âm nhạc du nhập từ Trung Hoa đại lục sang). Tuy nhiên,
trong thời hiện tại thì Wagon không được sử dụng trong Saibara.
Wagon (Hòa cầm) còn là nhạc khí được sử dụng trong nghi lễ lên đồng của
các cô đồng ở núi Osore-yama, nơi được coi là vẫn còn truyền giữ lại
nguyên hình thức âm nhạc cổ đại đến tận ngày nay. Ngoài ra, người Ainu
(dân tộc thiểu số sống ở quần đảo Nhật Bản) còn có loại nhạc cụ gọi là
Tonkori có cấu tạo giống với Wagon (Hòa cầm) nhưng chỉ có 5 dây.
Cây đàn "tranh" (sō) được truyền từ Trung Hoa đại lục sang Nhật Bản kể
từ thời Nara có khởi nguyên từ nhân vật Mông Điềm thời nhà Tần (thế kỷ
thứ 3 trước CN), nhưng đây chỉ là truyền thuyết và không có cơ sở về mặt
lịch sử.
Thời Nara, Heian
Loại đàn Koto được biết đến rộng rãi hiện nay ở Nhật là cây đàn "tranh"
được lưu truyền từ Đường quốc sang Nhật Bản vào thời Nara, gồm có 13 dây
và được sử dụng trong Nhã nhạc thời Nara và sau đó là thời Heian. Cây
đàn Koto (tranh) được cho là tượng trưng cho rồng, và các bộ phận của
cây đàn có chỗ được gọi là "long đầu" (đầu rồng) và "long vĩ" (đuôi
rồng). Đàn Koto dùng trong Nhã nhạc còn được gọi là "Gakusō" hoặc
"Gaku-goto" (楽箏 - Nhạc tranh).
Trong thời Nara, Heian thì đàn Koto được dùng với hình thức độc tấu hoặc
chơi đệm cho lời hát. Những cảnh chơi đàn Koto thường thấy miêu tả
trong các tác phẩm văn học cổ điển thời Heian như Genji-monogatari. Tuy
nhiên, các nhạc khúc từ thời Nara, Heian đã thất truyền, không được lưu
đến hiện tại.
Nếu như Koto tượng trưng cho long thì thời cổ còn có cây đàn Kugo (箜篌 -
Không hầu) tượng trưng cho phượng hoàng, nhưng cây đàn này đã bị thất
truyền. Trong kho bảo vật Shōsō-in vẫn còn bảo quản một phần mảnh vỡ của
đàn Kugo, và ngày nay người ta đang khôi phục lại cây đàn Kugo này.
Ngoài ra còn có một loại nhạc cụ dây giống với Koto nhưng kích thước to
lớn, gọi là Shitsu (hoặc Hitsu) (瑟- sắt). Trong khi Shōsō-in vẫn còn lưu
giữ cây đàn Shitsu (sắt) Nhật Bản với 24 dây, còn đàn sắt Trung Hoa cổ
đại gồm có 25 dây. Theo truyền thuyết thì thần linh đã chẻ đôi cây đàn
Shitsu (sắt) này thành ra cây đàn Koto (tranh) 13 dây và đàn Koto
(tranh) 12 dây. Hiện tại, đàn Shitsu (sắt) đã "tuyệt chủng" trong nền âm
nhạc truyền thống Nhật Bản, nhưng cũng có nỗ lực khôi phục lại.
Thời trung cổ
Khoảng thời gian từ cuối thời Heian cho đến thời Muromachi thì không có
ghi chép mang tính lịch sử nào rõ ràng về cây đàn Koto. Thời
Azuchi-Momoyama thì có vị tăng lỡ Tịnh Độ tông là Kenjun (1574~1636) ở
Kita Kyūshū đã thống hợp các nhạc khúc độc tấu của đàn Koto truyền từ
Trung Hoa và cây đàn bản địa với các nhạc khúc Koto cho Nhã nhạc thành
ra "Tsukushi-goto".
(còn)
Subscribe to:
Post Comments
(
Atom
)
0 bình luận :
Post a Comment