Tai-sabaki (体さばき) là thuật ngữ được dùng rất nhiều trong các môn võ Nhật như Karate, Aikidō,... để chỉ khái niệm tương đương với "thân pháp", "bộ pháp" trong võ Tàu. Dưới đây là định nghĩa về "tai-sabaki" của từ điển Kotobank.
  1. Trong Kiếm đạo (kendō), Nhu đạo (Jūdō), chuyển động cơ thể, đổi hướng di chuyển nhờ bước chân. Di chuyển với trung tâm là trọng tâm của cơ thể và chú ý để không bị phá vỡ tư thế (mất thăng bằng).
  2. Trong Karate, đây là phương pháp thay đổi vị trí, góc độ của cơ thể ở mức nhỏ nhất để tránh đòn tấn công của đối phương, hạn chế vặn người.
Ổn định trục cơ thể, giữ cho khớp mềm mại

Aikidō là môn võ thuật không dựa vào gân cốt, sức mạnh. Ngay cả một nữ nhân với thân hình nhỏ nhắn cũng có thể ném bay một nam nhân lực lưỡng. Nguyên động lực của nó nằm ở chuyển động gọi là Tai-sabaki.

Tai-sabaki bao gồm 3 loại chuyển động là Irimi (入り身) xâm nhập vào góc chết của đối phương với tay và chân cùng chiều nhau, Tai-henkan (体転換) để tránh đối phương và Tai-henkō (体変更) để đổi hướng cơ thể một cách nhanh chóng. Người luyện Aikidō phối hợp 3 loại chuyển động này để di chuyển tự do tự tại, nhưng vẫn thường thấy nhất là chuyển động cong như vẽ thành một đường tròn. Chuyển động này có hiệu quả tốt nhất trong việc tránh đòn tấn công của đối phương và lập tức thi triển kỹ thuật ngay sau đó. Tuy nhiên, khi chuyển động thì luôn giữ cho một chân tự do và cần làm ổn định trục cơ thể.


 
 
Thực ra, hai quy tắc này cũng rất quan trọng trong cuộc sống thường ngày. Nếu dồn trọng tâm lên cả hai chân thì cơ thể dễ "mọc rễ" một chỗ, khi nguy cấp thì không di chuyển được. Nếu bình thường cứ giữ cho một chân luôn ở trạng thái tự do thì có thể tránh chạm vào đám đông người, tự bảo vệ được thân khỏi chướng ngại vật.

Tai-sabaki tránh va vào người và chướng ngại vật

Aikidō có thế thủ (Kamae) gọi là Hanmi (bán thân) để có thể tùy cơ ứng biến tấn công, phòng thủ tùy nghi.
Ở thế đứng này, hai chân mở trước sau, rộng bằng vai, phân 7 phần trọng tâm cơ thể lên chân trước, 3 phần lên chân sau. Tư thế này có đặc trưng là có thể hướng theo các phương tiền hậu tả hữu đều được.
Nếu tư thế với chân phải phía trước thì gọi là Hanmi phải (Migi-hanmi hay Migi-kamae), nếu chân trái đứng trước thì gọi là Hanmi trái (Hidari-hami hay Hidari-kamae), trường hợp nếu bước cùng chân với đối thủ thì gọi là Ai-hanmi (相半身), nếu bước ngược chân với đối thủ thì gọi là Gyaku-hanmi (逆半身).

Trọng điểm cần chú ý

  • Tay và chân chuyển động cùng phía (tay trái chân trái, tay phải chân phải).
  • Chỉ chuyển động phần thân dưới, không làm lung lay trục cơ thể.
  • Chú tâm đến chuyển động nhỏ, dễ dàng ứng đối cớ sự. 
  • Không phân đều trọng tâm lên cả hai chân mà để một chân tự do. 
  • Mắt hơi hướng lên trên. 
  • Mấu chốt là mắt có thể hướng về phía tiến đến một cách nhanh chóng.
 

1 bình luận :

  1. Cảm ơn bạn đã chia sẻ bài viết rất hay và chi tiết
    ..........................
    Huyền Sport
    Võ Thuật
    bong88 l bong88

    ReplyDelete

 
Top