Xung chủy (冲捶, tiếng Nhật: Chūsui) là một trong những kỹ thuật đả kích cơ bản của Bát Cực quyền. 
Tên chính thức của xung chủy là Mã bộ Xung chủy (馬歩衝捶, tiếng Nhật: Maho Shōsui). Chữ 冲 (xung) là giản thể của chữ 衝, trong từ "xung đột". Chữ chủy mang nghĩa là đánh, đập. 





Mã bộ Xung chủy

1. Vào "tồn thức" (thế tấn dạng ngồi xổm) 
2. Chống tay trái
3. Chân trái chấn cước
4. Chân phải bước rộng
5. Vừa tiếp đất thì chuyển sang mã bộ (Maho) vừa tung quyền phải



Quá trình luyện tập Xung chủy là đầu tiên, quan sát và tập theo thầy dạy, dần dần có thể diễn được một cách ổn định, sau đó là có thể diễn một cách sản khoái. Sau đó nữa chuyển sang một bậc mới, động tác trở nên tĩnh lặng, từng đòn thế kết hợp với phương pháp hô hấp, luyện nội công chậm chạp như ốc sên. Giai đoạn cuối cùng là thêm Đề lung hoán bộ (提籠換歩, tiếng Nhật: Teirō kampo), chuyển từ tử bộ (bộ pháp cứng nhắc) sang hoạt bộ (bộ pháp linh hoạt) và luyện tập thực chiến. Dưới đây sẽ giải thích về quá trình phát kình.

 Giai đoạn tích kình (tích nghĩa là chứa chất) 

1. Đầu tiên vào "tồn thức", hạ khí xuống đan điền (khí trầm đan điền), điều chỉnh thăng bằng trái phải của cơ thể.


Nhị mục bình tuyến: hai mắt nhìn thẳng
Trầm kiên trụy chửu: vai trầm (chìm), chõ tay buông xuôi (để rơi xuống). Vai và chõ tay phải lỏng
Vĩ lữ trung chánh: đốt sống cùng, xương sống thẳng
Hư lãnh đỉnh kình: đầu, cổ phải thẳng, lỏng tự nhiên
Lập thân trung chánh: thân thẳng không nghiêng


2. Tiếp theo, vừa vận động như chia đôi cơ thể từ chính giữa, dần dần gập cong cánh tay trái, nâng lên chánh diện (trước mặt), kết hợp với chuyển trọng tâm sang chân phải, nhón chân trái, đứng bằng đầu ngón chân.

Ý tại đan điền: giữ ý dưới rốn
Hư thực phân minh: thật giả rõ ràng
Tam tiêm tương chiếu: ba đỉnh nhọn là mũi, chân và tay chiếu lẫn nhau

*Cho đến bước này là các động tác chuẩn bị để thực hiện phát kình. Việc giữ vững yếu quyết ở từng tư thế sẽ dẫn đến việc vận dụng cơ thể một cách hiệu quả, ra đòn tự nhiên. 


Giai đoạn phát kình

3. Trầm thân (hạ cơ thể xuống) trong tích tắc, đồng thời hạ chân trái, truyền hết năng lượng phát sinh từ sức nặng trong cơ thể xuống mặt đất (chấn cước). Cảm giác lúc này giống như cái thang máy từ trong cơ thể thoát ra khỏi cơ thể qua lòng bàn chân, hướng thẳng xuống đất. Đó là chấn cước, kết quả sinh ra tiếng dẫm chân đặc trưng của Bát Cực quyền.
Nhưng không phải vừa chấn cước xong là bay ra ngay, mà điều quan trọng lúc này là sức nặng của cơ thể thoát ra (xuống) một cách khéo léo, và khéo léo dẫn dắt trọng lượng đang dồn bên phải ra ngoài.

4. Lợi dụng phản lực từ mặt đất, dứt khoát tiến chân phải, ngay lúc đỉnh điểm của động tác này thì thực hiện hô hấp bùng nổ (sẽ giởi thiệu ở bài khác).

Nội ngoại tương hợp: trong ngoài hợp nhau
Dụng ý bất yếu lực: dùng ý chẳng cần sức
Nhất khí a thành: làm một mạch đến xong

Trong khi đòn Mã bộ chủy của các môn quyền thuật khác chỉ đơn thuần là sử dụng phản lực từ mặt đất, thì đòn Trung chủy của Bát Cực quyền lấy gợn sóng phản hồi trở lại từ Địa cầu làm nguồn uy lực, cũng có thể vì đặc tính của cơ thể người gần giống với nước. Dĩ nhiên đây cũng chỉ là một dạng phản lực mà thôi.
Lại nói đến hô hấp bùng nổ, thì trong đòn Xung chủy, ta thực hiện ở phần ngực. Lần này, sự vận động của hoành cách mô của phần bụng tương tác với nguồn lực phát từ dưới lên, sinh ra phản lực.
Trong các môn võ nghệ khác, người ta tập trung vào việc hô hấp trong đòn đấm để tạo lực duỗi cho cơ duỗi, nhưng Bát Cực quyền thì lợi dụng phản lực đối với trọng lực và dùng hoành cách mô như bàn đạp để biến phản lực đó thành lực đánh quyền. (cơ duỗi, xương thả lỏng) Giống như khi phóng tên lửa, bước đầu tiên là phún xạ, bước tiếp theo là đốt động cơ để gia tốc.

5. Ở trạng thái mấp mé, không phân định được ngón chân phải đã chạm đất hay chưa, tức là đỉnh điểm của kỹ thuật này, thì vừa hô hấp bùng nổ, vừa bắt đầu xoay hông sang trái. Tiếp theo, vừa truyền vector hông sang tay phải, vừa vươn thẳng quyền phải. Chân phải cũng phối hợp với chuyển động của hông, vừa xoay sáng trái, tiếp đất rồi chấn cước. (triển ti kình)
Chuyển động của hông cũng chính là lực gia tốc cho phản lực từ dưới lên, còn hô hấp bùng nổ có tác dụng đẩy nhanh chuyển động của hông. Đặc trưng của Bát Cực quyền là đâm thẳng cả nửa thân người vào đối thủ. Thực tế, trước khi chạm vào cơ thể địch thì hông hướng thẳng chánh diện, khi quyền vừa chạm vào địch thì bắt đầu chuyển hông. Hiệu quả này mang lại mô men xung lượng lớn hơn đòn đấm của Karate hay Boxing và là điểm đặc sắc của Bát Cực quyền. Nếu không bắt nhịp chuyển động xoay hông được tốt thì uy lực đòn đánh giảm đi khá nhiều. Chuyển động này tinh tế hơn bề ngoài của nó nhiều và không thể thiếu chỉnh kình từ kỹ thuật triển ti kình. Chỉ với triển ti kình, sự vận động xảy ra ở toàn thân mới có thể tập trung vào ngọn quyền.

0 bình luận :

Post a Comment

 
Top