Bộ hình (thế tấn) là nền tảng của võ thuật và là điều cơ bản hết sức quan trọng. Bộ hình giống như nền móng của tòa nhà, nền móng vững chắc thì mới xây dựng được tòa nhà lớn (võ thuật) trên đó được.
Để triển khai đúng bộ hình thì không chỉ cần cước lực (sức chân) mà cảm giác thăng bằng cũng rất quan trọng.
Khi thấu triệt bộ hình thì tổng thể sáo lộ (kata, bài quyền) mới ổn định, và nhờ cước lực mà di chuyển mới nhanh gọn được.
Tùy theo từng môn phái mà bộ hình cũng đa dạng, khác nhau, như cung bộ, mã bộ, bộc bộ, hiết bộ, hư bộ, đinh bộ, hoành đang bộ, bán mã bộ, tiền đểm bộ, độc lập bộ, tọa bàn, tịnh bộ...
Trong số đó có 5 thế tấn quan trọng nhất là cung bộ, mã bộ, bộc bộ, hư bộ và hiết bộ được gọi chung là ngũ bộ hình, được vận dụng nhiều trong Bát Cực quyền và các môn võ Tàu khác, sẽ được giới thiệu bên dưới đây.


 

Yêu cầu đối với cung bộ
1. Khoảng cách giữa hai chân trước và sau khoảng 5 lần chiều dài bàn chân.
2. Gập gối để bắp đùi song song với mặt đất, đầu mũi chân hơi hướng vào trong.
3. Đầu gối chân trước nằm ngay trên mu bàn chân, không được chĩa ra trước so với mũi bàn chân hoặc nằm sau gót chân.
4. Đầu gối chân sau vươn thẳng, đầu mũi chân hướng về phía trước trong mức có thể.
5. Cả hai chân không được nhấc gót, lòng bàn chân phải chạm đất.

Điểm chú ý

  • Chú ý không để chân sau nhấc lên khỏi mặt đất
  • Phần thân trên phải thẳng
  • Vươn hông




Yêu cầu đối với mã bộ
1. Khoảng cách giữa 2 chân là 3 bước chân.
2. Gối gập sâu để bắp đùi song song với mặt đất
3. Hai chân song song, chú ý không mở mũi bàn chân ra ngoài.
4. Đầu gối không vươn ra trước so với mũi bàn chân trong mức có thể.
5. Cả hai lòng bàn chân tiếp xúc toàn diện với mặt đất.
6. Thân trên thẳng, vươn ngực ra.

Điểm chú ý

  • Mũi bàn chân không mở ra ngoài
  • Dựng thẳng lưng, hông không được cong
  • Đầu gối không quay vào trong quá, không mở ra quá


 
Yêu cầu đối với bộc bộ
1. Duỗi một chân, cổ chân gập gốc 90°, đầu gối duỗi thẳng.
2. Chân còn lại gập gối sâu, dựng thẳng, đầu mũi bàn chân tạo  góc 45°.
3. Chân cong, lòng bàn chân dán chặt với bắp đùi và bắp chân phần phình ra phía sau ống quyển.
4. Đầu gối chân cong quay cùng hướng với mũi bàn chân (góc  45°)
5. Lòng bàn chân của hai chân tiếp xúc toàn diện với mặt đất.
6. Lưng thẳng, hông không cong, vươn ngực.

Điểm chú ý


  • Thụp người chắc chắn để hông không trồi
  • Đầu gối chân cong không hướng vào trong
  • Chú ý không nhấc gót chân



 
Yêu cầu đối với hư bộ
1. Thụp người, một chân có mũi bàn chân hướng ra ngoài góc  45°, gập gối.
2. Chân còn lại hơi cong gối, duỗi thẳng ra trước.
3. Không dồn thể trọng lên chân duỗi, đầu mũi chân hơi chạm nhẹ mặt đất
4. Bắp đùi của chân cong phải song song với mặt đất, hướng cùng phương với đầu mũi chân và đầu gối.
5. Lưng thẳng, vươn ngực hết mức có thể.
6. Tay đặt ở hông, hoặc duỗi thẳng đều được.

Điểm chú ý
 
  • Chân cong làm chân trụ, lòng bàn chân tiếp đất toàn diện, không nhấc gót
  • Không dồn thể trọng lên chân trước



Yêu cầu đối với hiết bộ
1. Khoảng cách hai chân bằng vai.
2. Thụp người, gấp gối cả hai chân, bắt chéo nhau.
3. Đặt mông ngồi lên chân dưới.
4. Phía trên đầu gối và phía dưới bắp đùi dính chặt nhau.
5. Chân trước tiếp đất toàn phần, chân sau nhấc gót, chỉ chạm đất bằng mũi chân.
6. Không gập hông, lưng phải thẳng, vươn ngực.

Điểm chú ý

  • Thụp người chắc chắn để hông không trồi
  • Đầu gối chân dưới không được chạm đất
  • Hai chân dính chặt nhau 

0 bình luận :

Post a Comment

 
Top