Tai-tenkan từ Irimi (Ai-hanmi)
Irimi
Từ tư thế đứng thẳng, đưa tay phải và chân phải ra trước, mở rộng bằng vai, trọng tâm dồn lên chân trước 7 phần, chân sau 3 phần.
Dồn trọng tâm lên chân phải, giữ trục thân trên ngay thẳng, đưa chân trái và tay trái ra trước (trong hình là trạng thái đang di chuyển). Tại vị trí hai chân gặp nhau thì ý thức để đầu mũi chân trái hướng lên trên một chút.
Cứ như thế, vừa đưa tay trái và chân trái ra trước, dồn 7 phần trọng tâm lên chân trước, 3 phần lên chân sau. Khi thực hiện một loạt động tác này thì chú ý không để hông chuyển động lên xuống, chỉ cử động phần thân dưới.
Tai-tenkan
Biến chân trái đã bước ra thành trục quay, hơi nhấc chân phải, xoay nhanh 180 độ. Mắt nhìn trước mặt, hơi hướng lên trên và giữ độ cao trước và sau khi xoay bằng nhau, không dao động.
Sau khi xoay thì dồn 7 phần trọng tâm lên chân trước, 3 phần lên chân sau.
Tai-tenkan từ Irimi (Ai-hanmi)
Thực hiện động tác Tai-henkō từ tư thế Irimi 3. Mắt nhìn chính diện, hơi hướng lên trên.
Dùng cả hai chân làm trục, xoay cơ thể 180 độ. Giữ độ cao mắt trước và sau khi xoay đồng đều, giống như ở phần Tai-henkan.
Sau khi xoay thì dồn 7 phần trọng tâm lên chân trước, 3 phần lên chân sau.
Biến cơ thể thành một khối thống nhất
Các động tác Irimi, Tai-henkan và Tai-henkō cần được thực hiện một cách chuẩn xác trong tích tắc. Để làm được điều này thì cần phải biến cả cơ thể thành một khối thống nhất. Các bộ phận trên cơ thể con người liên kết với nhau bằng các khớp xương, nên nếu chuyển động của chúng rời rạc thì cơ thể không cử động mượt mà được. Ví dụ như khi muốn thoát ra khỏi đám đông trong xe điện hay thang máy mà chỉ chuyển động phần chân thì dễ va chạm vào người khác, nhưng nếu đưa cùng tay và chân qua khe hở giữa những con người đứng chắn thì trong giây lát, cơ thể ta trở thành một bức tường và có thể lách qua khỏi khe hở đó. Đây là do trục trung tâm của cơ thể và chuyển động trở thành thể thống nhất. Nếu chuyển động quá lớn thì tốn nhiều thời gian, trục cơ thể dễ bị lay nên cần thiết sử dụng khớp hông và đầu gối để thực hiện chuyển động nhỏ. Nếu mắt nhìn hơn chếch lên trên so với hướng tiến đến thì chuyển động dễ dàng hơn.
Home
»
»Unlabelled
»
Aikidō: tai-sabaki (2/2)
Subscribe to:
Post Comments
(
Atom
)
0 bình luận :
Post a Comment