Nếu có người Việt nào theo Do Thái giáo ắt phải từ bỏ tiết canh

Kashrut là từ phiên âm La Tinh của chữ  כַּשְׁרוּת trong tiếng Do Thái, là danh từ giống cái, chỉ quy định về việc ăn uống của người theo Do Thái giáo. Theo đây thì việc quy định người theo Do Thái giáo được phép ăn gì, không được ăn gì rất là nghiêm ngặt.

Khởi nguồn

Trong chương 7, chương 8 của Sáng thế ký có nói người Israel từ thời cổ đã có quan niệm "động vật thanh tịnh" và "động vật ô uế" (7:2, 7:8) và ông Noe (Noah) dâng động vật thanh tịnh lên Thượng đế (8:20). Thượng đế có nói đến động vật thanh tịnh và động vật ô uê mà không giải thích, nhưng ông Noe vẫn hiểu được. Khái niệm động vật thanh tịnh để chỉ các loài động vật có thể hiến dâng cho Thượng đế và là khái niệm tồn tại từ trước thời kinh Cựu ước. Nói cách khác thì tại thời điểm kinh Cựu ước được viết ra thì người đọc không cần được giải thích về khái niệm này nữa. Người ta cho rằng Noe là người vô cấu nên khi Thượng đế nói đến động vật thanh tịnh là ông hiểu được ngay.
Sáng thế ký chép khi Thượng đế chán ngán con người, tạo một trận đại hồng thủy để quét sạch mọi sản phẩm của ngài tạo ra thì thấy ông Noe là người công chánh, bèn chỉ cho phép làm con tàu để tránh nước, và lệnh cho Noe chọn cả động vật thanh tịnh lẫn động vật không thanh tịnh mang vào tàu để chúng sống. Như vậy, tuy động vật thanh tịnh là loài để dâng lên Thượng đế, nhưng cũng không vì vậy mà Thượng đế hủy diệt luôn cả các loài không thanh tịnh. Người Do Thái cho rằng động vật thanh tịnh đáng được dâng lên Thượng đế, nhưng mặt khác bản thân mình cũng tránh không ăn loài động vật không xứng để dâng cho Thượng đế, và xem đây là một nỗ lực nhằm chứng tỏ mình vâng theo lời dạy của Thượng đế để được gần gũi ngài.

Sau khi bị người Babylon cầm tù, thần điện bị phá hủy và mất cả tổ quốc thì người Do Thái càng tin tưởng mãnh liệt rằng đây là do Thượng đế trừng phạt mình vì đã trái lại ý chỉ của ngài. Từ đó quy định về việc ăn uống theo Lề luật càng được thắt chặt hơn.
Tuy nhiên, trong chương 9 của Sáng thế ký thì Thượng đế có nói với Noe và các con ông rằng có thể ăn bất cứ loại động vật nào còn hoạt động, bất cứ loại thực vật nào có sinh mạng và rõ ràng là không nghiêm ngặt như trong Levi ký. Sáng thế ký nói gia súc thanh tịnh, chim chóc thanh tịnh thì dâng cho Thượng đế nhưng chính Thượng đế không nói chỉ được ăn động vật thanh tịnh.

Điều kiện Kashrut

Theo chương 11, Levi ký:
  • Trong số loài thú 4 chân, có thể ăn các loài động vật nhai lại  guốc chẵn. Như vậy theo điều kiện này thì thịt lạc đà, thỏ, lợn,... không phải Kashrut. Tuy về mặt sinh vật học thì lạc đà thuộc loài nhai lại, guốc chẵn nhưng guốc của nó được phủ bởi lớp lông dày khó thấy, cho nên không được tính vào Kashrut.
  • Có thể ăn tất cả các loài sống ở biển, ao hồ, có vẩy và vây. Như vậy thì không thể ăn các loài giáp xác như tôm cua, nhuyễn thể như mực, bạch tuộc. Lươn là loài có vảy nhưng không rõ ràng nên không được tính vào Kashrut.
  • Trong các loài chim thì không được ăn diều hâu, đại bàng, cú, đà điểu, chim săn mồi, chim biển...
  • Chỉ được ăn một số rất ít côn trùng như châu chấu, cào cào. Phần lớn các loài côn trùng đều không ăn được. Do vậy nên đối với người Do Thái, việc thức ăn đồ uống không được lẫn côn trùng là một điều kiện để bảo đảm Kashrut. Ong không thuộc Kashrut, nhưng mật ông lại được tính là Kashrut.

Theo chương 17 Levi ký và chương 22 của Xuất Ai Cập ký thì cấm ăn thịt con vật bị dã thú khác xé xác ngoài đồng, cấm ăn thịt động vật chết tự nhiên. Dù trong các loài động vật được phép ăn nhưng nếu không qua quá trình xử lý được quy định thì cũng không phải Kashrut.
Theo chương 17 Levi ký và chương 9 Sáng thế ký thì nghiêm cấm việc ăn, uống máu. Các loài động vật được phép ăn nhưng nếu không rút hết máu cũng không phải Kashrut.
Ngoài ra Kashrut còn có quy định về nhà bếp phải như thế nào, cách chế biến thực phẩm ra sao mà tiêu biểu là việc cấm nấu, ăn chung thịt và sản phẩm từ sữa. Chương 23 của Xuất Ai Cập ký cấm nấu thịt dê con bằng sữa dê mẹ, cho nên người Do Thái không ăn chung thịt với sữa, cũng không để chung hai thứ này trong dụng cụ làm bếp hay nơi tàng trữ. Vì vậy nên người theo Do Thái giáo nghiêm ngặt hay có nhiều nhà bếp phân chia rạch ròi để nấu thịt riêng và sữa riêng. Ngoài ra thì sau khi ăn thịt chưa đầy 1~6 tiếng thì họ cũng không uống sữa.



0 bình luận :

Post a Comment

 
Top