Ukemi trong tiếng Nhật nghĩa là bị động, nhưng khi được nhắc đến trong võ nghệ (đặc biệt thường thấy trong Aikidō và Jūdō) thì nó chỉ động tác té ngả sao cho giảm thiểu chấn thương tới mức tối đa khi bị vật, đánh ngả. Người Việt thường gọi Ukemi là "té nổ".
Bình thường con người đi đứng trên hai chân, nhưng rất dễ lệch khỏi trạng thái thăng bằng do ngoại lực tác động. Và khi mất thăng bằng thì con người té ngả, dễ tổn thương đến xương và đầu. Trong giao đấu hoặc sinh hoạt hàng ngày, việc té ngả làm con người vướng vào hai nhược điểm là thương tổn cơ thể do lực tác động khi té ngả, và không thể thực hiện nhiều động tác khác như né tránh vật nguy hiểm khi ngả. Còn đặc điểm của Ukemi là phân tán chấn động, giúp giảm thiểu chấn thương khi bị ngả và giúp nhanh chóng chuyển sang động tác tiếp theo. Như vậy con người hoàn toàn có thể giảm tối đa, hoặc vô hiệu hóa các nhược điểm do việc té ngả mang lại. Ngoài ra, Ukemi còn phát huy lợi điểm khi được dùng như một phương pháp di chuyển nhanh qua các loại địa hình phức tạp, chật hẹp.

Khi té ngả, tùy vào hướng tác động của ngoại lực và tư thế đứng mà có nhiều quỹ đạo ngả khác nhau, và tùy vào quỹ đạo ngả mà có nhiều kỹ thuật Ukemi để đối phó. Trong bài này bàn đến kỹ thuật Ukemi đơn giản nhất là Ushiro Ukemi, tức Ukemi ngả về phía sau.

Đứng dậy từ Ushiro Ukemi có các lợi điểm:
  • Té ngả nhưng không bị chạm đầu
  • Luyện cơ hông lớn, cơ bụng và cơ lưng
  • Tăng cường chức năng tim phổi, nội tạng
1.Buông lỏng lực toàn thân, thả lỏng đầu gối
Điều cơ bản trong võ thuật là để có thể tức thời đối phó với nguy cơ, cơ bắp toàn thân không được căng thẳng quá mức cần thiết mà phải buông lỏng. Bình thường ta đứng với lực vai buông lỏng.

2.Gập chân
Gập một chân, chạm mu bàn chân xuống sàn, chạm từ đầu gối trở xuống với mặt sàn, mắt nhìn quanh vùng rốn.

3.Cong người
Khi ngả thì vừa cong người theo thứ tự mông, hông, lưng và lưng chạm sàn như vẽ thành đường tròn.

4.Ngả lăn, mặt nhìn sang bên
Khi chân vừa rời khỏi mặt sàn thì mặt nhìn sang ngang. Khi mặt nhìn sang ngang thì phía sau đầu không bị đậm xuống sàn.

5.Đập hai bàn tan xuống sàn
Khi lưng vừa chạm sàn thì dùng hai lòng bàn tay đập xuống sàn để hấp thu chấn lực.
Chú ý mũi bàn tay phải hướng về phía chân, nếu hướng ngược lại (trái tự nhiên) chỉ làm chấn thương cổ tay, cánh tay và vai.

6.Lợi dụng phản lực để đứng lên
Lợi dụng phản lực ngả, lần này bật cơ thể dậy khỏi sàn theo thứ tự lưng, hông. Lúc này nếu mắt hướng xuống dưới sẽ bật dậy chậm, nên mắt phải nhìn phía trước.

7.Trở về tư thế ban đầu
Giống như lúc ngả, gập một chân, để dưới cơ thể, dồn thể trọng lên chân trước và nhanh chóng đứng dậy.

Trọng điểm

  • Không dồn lực, gồng lực trong cơ thể.
  • Đầu gối nhu nhuyễn.
  • Cuộn tròn cơ thể ở vị trí thấp
  • Khi ngả, mặt nhìn sang ngang để không đập đầu.
Ban đầu tập chừng 2, 3 lần, khi đã quen thì nên tập 10 lần/ngày để có hiệu quả.

Bình thường, người không hay vận động thì cơ bụng yếu, khi ngả rồi đứng dậy có thể động tác sẽ không linh hoạt. Trường hợp này thì nên luyện tập bằng cách ngồi xếp bằng, hai tay giữ hai chân, cong lưng rồi lăn trên sàn.  Khi tập lăn như vậy một thời gian thì cơ bụng khỏe lên, lúc này có thể di chuyển trọng tâm dễ dàng.


0 bình luận :

Post a Comment

 
Top