Download bản chất lượng cao: https://drive.google.com/file/d/0BwdxYisWGYXuZEd4dVA1SzRKcmM/edit?usp=sharing


Link Google drive


Viết lời: Pak Se-yeong
Phổ nhạc: Gojong Han
Lời Nhật: Matsuyama Takeshi


Imujin gawa (Lâm Tân giang) là tên một bài hát của Phác Thế Vĩnh (Pak Se-yeong) viết lời, Cao Tông Hán (Gojong Han) phổ nhạc và được Matsuyama Takeshi viết lại lời tiếng Nhật vào năm 1968 và từ đó nó trở nên nổi tiếng khắp Nhật Bản như một bài ca phản chiến.
Matsuyama Takeshi là nhân vật đứng sau hỗ trợ cho ban nhạc The Folk Crusaders. Matsuyama lớn lên ở gần khu phố Đại Hàn ở Nhật nên thuở bé chơi với nhiều bạn bè người Đại Hàn ở Nhật. Tuy nhiên, học sinh Nhật Bản ở trường trung học nơi ông theo học vẫn thường xuyên gây gổ với học sinh ở trường dành cho người Hàn. Một lần Matsuyama định tổ chức một trận bóng đá để giúp học sinh hai nước hiểu nhau hơn, khi đến đăng ký cho trận bóng thì ông nghe được bài Imujin gawa và sau đó được bạn bè ở trường trung học Triều Tiên dạy cho ca từ bài hát này.
Matsuyama có mối quan hệ thâm sâu với các thành viên của ban nhạc The Folk Crusaders và do không biết nguồn gốc của bài hát nên ông nghĩ đây là bài dân ca Triều Tiên, nhưng thực ra bài này do Phác Thế Vĩnh (người viết quốc ca Bắc Triều Tiên) viết lời năm 1957 và Cao Tông Hán phổ nhạc.



"Lần đầu tiên tôi nghe Imujin gawa là thời còn học trung học ở Kyōto. Lúc bấy giờ có một sự thực là hễ có chuyện lớn nhỏ gì cũng xảy ra tranh chấp giữa đám học sinh Nhật Bản và học sinh Triều Tiên. Lúc bấy giờ ở gần chùa Ginkaku-ji có trường trung học cho con em Triều Tiên và mỗi khi có những trận đá bóng là người ta lại nghe thấy âm vang của bản nhạc Imuji gawa. Thời đó ở Kyōto có phong trào nghe Folk Song và Katō Kazuhiko biểu diễn ở sân khấu vào lúc đó. Tình hình Châu Á lúc đó, nhất là Việt Nam, dường như không bao giờ thoát khỏi cảnh chiến tranh. Không biết bao nhiêu người đã bỏ mạng vì nó, đời sống văn hóa bị tàn phá và quốc gia bị chia đôi chỉ vì hệ tư tưởng chính trị. Tôi viết lời bài này với hy vọng thế giới mau chóng chấm dứt chiến tranh, trở thành ngôi nhà tràn đầy hy vọng cho mọi người. Thật không ngờ là bản nhạc đã nhận được nhiều sự chú mục của mọi người, nhưng vì lý do chính trị nên Tōshiba record đã ngưng bán ngay sau ngày phát hành. Hơn ba mươi năm sau, bài hát này vẫn còn bị cấm nhưng vẫn lưu truyền mãi trong lòng người nghe. Lúc bấy giờ trên đài phát thanh người ta đã phát không biết bao nhiêu lần.

Kể từ đó, con sông Imujin đối với tôi trở thành con sông trong trí tưởng tượng. Trước đây năm năm có người bạn Đại Hàn ở Nhật bảo rằng tôi phải có trách nhiệm nhìn thấy con sông này nên đã cùng anh ta vượt vĩ tuyến 38 độ đến bán đảo Triều Tiên trong một ngày lạnh buốt của tháng giêng. Lúc bấy giờ gần như toàn bộ con sông đã bị bao phủ bởi lớp băng trắng xóa. Khi băng tan thì thấy toàn là thủy lôi nổi lên từ mặt nước.

Cũng hơn ba mươi năm kể từ khi bài hát này bị cấm lưu hành, và bây giờ nước Triều Tiên đã bị phân đôi và tình hình thế giới cũng ngày càng trầm trọng, toàn xung đột tôn giáo, sắc tộc. Lúc lớn lên tôi nghĩ rằng sông Imujin không còn là con sông về mặt địa lý nữa mà nó đã trở thành con sông ngăn cách giữa lòng người với người.

Trong thế kỷ 20 có nhiều hệ tư tưởng đối lập được sinh ra và vấn đề phân chia nam bắc ngày càng trở nên phức tạp hơn. Vì thế tôi nghĩ rằng chúng ta phải mở rộng cửa sổ tâm hồn, nhìn vào người khác, lằng nghe lời họ nói và biểu thị kính ý đối với những nền văn hóa khác nhau.

Bây giờ thì Imujin gawa không còn bị cấm nữa và đã trải qua không biết bao nhiêu chuyện, tôi mong rằng nhiều người sẽ tìm thấy được hạt giống hy vọng trong tương lai.
"


Bài viết: Matsuyama Takeshi 

Gokuraku Shujō dịch


0 bình luận :

Post a Comment

 
Top