Cân lạc (Kinraku) và cốt lạc (Kotsuraku) là hai khái niệm mà không mấy người Nhật hiện nay biết tới, nhưng nó là khái niệm cơ bản của Yagyū Shingan-ryū (Liễu Sinh Tâm Nhãn lưu), võ phái dạy Nhu thuật, Kiếm thuật và các vũ khí khác, xuất phát từ phái kiếm cổ Yagyū Shinkage-ryū.
Hai khái niệm này chỉ thấy trong võ thuật Nhật Bản từ cổ đến nay và không tồn tại ở Trung Hoa đại lục.
Cân lạc và cốt lạc là kết quả công phu của người Nhật Bản từ cấu tạo học về cơ thể người của đại lục.
Xương cốt con người không trơn tru như nhiều người nghĩ, và cơ bắp cũng không phải là một khối cứng nhắc.
Trên bề mặt xương có vô số lỗ nhỏ, hệt như núi và thung lũng vậy. Cho nên bề mặt xương nhám chứ không trơn.
Và có những sợi cơ mảnh hơn cả sợi tóc quện chặt vào những lỗ trên mặt xương, cho nên bắp thịt không bị tuột khỏi xương.
Nhưng nếu cơ bắp bám vào xương giống như dùng keo dán thì con người sẽ không vận động tự do được.
Vậy cơ bắp bám vào xương như thế nào, cơ thể người vận động ra sao.
Kết tinh của công phu và trí tuệ của võ học Nhật Bản nằm ở đó.
Cơ bắp bám chặt vào xương thì rất ít khi trật ra ngoài, nhưng vẫn có trật với mức độ rất ít. Để sản sinh ra những động tác phức tạp thì cơ bắp cần thiết phải lệch ít nhiều.
Làm lệch cơ tức là cướp đoạt sức lực của đối thủ từ bên trong. Điều căn bản của võ thuật không phải là bản thân không dùng lực mà là làm sao để đối phương không thể dùng được lực.
Phần nhiều khi cơ thể mang bệnh thì sẽ có những biến dạng nhất định, và từ đó cơ bắp hay lệch khỏi các lỗ trên xương cốt.
Nếu điều chỉnh cho trở về trạng thái ban đầu thì cơ thể dần phục hồi được sức khỏe từ bên trong.
Về "biến dạng" của cơ thể thì từ ngày xưa, người Nhật đã suy nghĩ như vậy.
Từ xưa ở Nhật đã có thuật Suji-hiki (kéo gân). Và vận động cơ cũng chính là vận động khí trong khái niệm của người đại lục.
Vận động gân thịt bên dưới lớp da tức là khí công theo cách nghĩ của người đại lục, còn võ thuật Nhật Bản gọi đó là cân (cơ). Cách cảm nhận của đại lục và Nhật Bản khác nhau do sự phân chia từ ngữ này, nhưng đều cùng chỉ một điều giống nhau. Tôi là người học theo học cả hai và có cảm nhận như vậy.
Bằng cách làm cho vận động thì có thể giúp phần cơ căng đã lệch trở về trạng thái ban đầu.
Cơ thể con người luôn mong muốn trở về trạng thái khỏe mạnh, đó là ý chí của sinh mạng.
Có những cơ tuy muốn trở về trạng thái cũ nhưng không tự vận động được thì ta giúp nó vận động.
Giống như khi bị lọi khớp, nếu ta nắn (di chuyển) đúng thì sau đó tự nó sẽ vào vị trí ban đầu.
Lọi khớp thì không cần phải gắn vào, mà chỉ cần tháo ra một cách khéo léo thì tự nó sẽ trở lại như cũ.
Khớp đã trật thì không cần gắn lại, chỉ cần tháo ra cho ngay ngắn là được.
Cơ thể người được xương cốt nâng đỡ, hoạt động nhờ thịt và phần da bao bọc xương thịt.
Mối liên hệ giữa xương cốt với cơ bắp chính là việc sợi cơ bám ngay ngắn vào chỗ lồi lõm của xương, từ đó sinh ra vận động đúng và trạng thái khỏe mạnh.
Nếu biết quan hệ giữa cân lạc và cốt lạc thì có thể chỉnh được sự "biến dạng" của cơ thể (trạng thái không khỏe) một cách đơn giản.
 
Bài viết: Taira Naoyuki

0 bình luận :

Post a Comment

 
Top